Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Bàn về Nội Ma&Ngoại Ma trong tâm lý con người

BÀN VỀ NỘI MA & NGOẠI MA TRONG TÂM LÝ CON NGƯỜI.

Trong chúng ta chắc ai cũng biết, dòng đời là vô thường luôn thay đổi. Do đó bất cứ cái gì từ bên ngoài dòng đời tác động vào trong tâm lý chúng ta, thì cũng đều là “ngoại ma”. Kể cả hình tượng Phật, hay ngôn ngữ kinh sách và khung cảnh chùa chiền tự viện gì cũng vậy. Vì tất cả những cái đó cũng đều là “ngoại ma” hết.

Vậy thì tâm lý của chúng ta thì sao? Và nếu tâm lý chúng ta luôn bị lôi kéo vì choáng ngợp bởi cái bên ngoài, thì đó chính là “nội ma” phát tác rồi. Do đó sống trên đời thì con người không sao tránh được đau khổ cả. Vì chính tâm lý chúng ta sinh ra yêu ghét, thì nó cũng là vô thường, là giả. Vì nó cũng luôn thay đổi. Và nó lại bị thu hút bởi mọi cái giả tạo bên ngoài nữa, thì làm sao con người chúng ta bình yên cho được…

Vì những gì thuộc hiện thực đời sống nếu nó là một. Thì khi nó tác động vào tâm lý chúng ta, thì nó sẽ sinh ra cả ngàn, cả tỷ cái hình bóng khác nữa. Và tất cả cái kho hình bóng chìm này, thì nó luôn lưu lại tại tiềm thức của chúng ta. Và chính nó đã làm cho chúng ta đau khổ vô cùng. Vì chúng ta “cảm thấy” mọi cảm xúc của mình y như là máu thịt của mình vậy. Chúng ta luôn nhìn thấy dòng suy nghĩ của mình là chính xác trong đầu mình rồi. Chúng ta cảm thấy mọi cơn đau của mình cũng là sự thật. Vì nó làm cho chúng ta đau đớn quá, thì làm sao nó là giả được. Vì chúng ta thấy rằng yêu người là mạnh hơn cả cái chết. Nên khi mất tình yêu rồi thì chúng ta thấy trời đất quay cuồng, như tất cả đã sụp đổ vậy. Và chúng ta nghĩ như vậy là bởi chúng ta đang bị chìm sâu trong nó rồi. Là chúng ta đang giẫy giụa trong vũng lầy suy tư và cảm xúc của mình rồi. Vì sự thật thì những cái đó chỉ là cảm giác, và cũng là vô thường mà thôi.

Vậy cái vô thường có ở bên ngoài, và có cả trong tâm trí của chúng ta nữa. Hai cái này chạy đuổi theo nhau, như bánh xe chạy trên đường ray tóe khói tóe lửa. Nó cứ cọ xát ma sát với nhau mãi, làm thành những âm thanh đinh tai nhức óc trong đầu. Và nhiều khi trong thinh lặng. Dường như chúng ta luôn nghe thấy cả ngàn tiếng nói của bọn quỷ sứ ùa về réo gọi. Và đó chính là tiếng nói của nội ma, phát sinh từ trong tâm tính của chúng ta vang lên đó thôi.

Vậy làm người sống trên đời, thì không ai thoát được cái nỗi ám ảnh kinh hoàng này hết. Vì nó là những giá trị không thực, nhưng chúng ta luôn nghĩ rằng nó là sự thật. Nên nó đã làm cho chúng ta phải nhận lãnh đau khổ vô biên. Vì chính sự phát triển đi cùng với sự vận động của đời sống, thì chúng ta phải đi học và mở rộng các mối quan hệ của cuộc sống. Chúng ta càng học tập và đọc sách cho nhiều, thì càng đổ thêm nhiều cái ngoại ma vào trong đầu mình nữa. Rồi danh lợi kích thích lòng tham của chúng ta càng ngày càng lớn. Thì chúng ta càng ngày càng phải chạy mãi trên những con đường nghiệp chướng của mình. Vì đó tất yếu chính là con đường mà mình phải đi qua. Vui buồn sướng khổ gì cũng phải dấn bước. Vì số phận đã dẫn dắt chúng ta như vậy rồi. Và chỉ khi nào sinh mệnh điêu linh của bạn được giải thoát. Thì khi đó chính bạn mới vượt qua được cái nghiệp lực do nội ma thúc đẩy bên trong, để đến nơi sáng lạng an toàn. Đó chính là lúc bạn đã nhận ra tâm tánh vốn có của mình, hòa chung với cuộc đời rộng mở này.

Vậy mới đầu thực tại vốn không, và vạn pháp là vô ngã. Nhưng trong cái nhìn vô minh của con người, thì nó hóa thành ngoại ma. Ngoại ma tràn vào trong tâm lý chúng ta hóa thành nội ma. Và bằng cách nào con người tu của chúng ta có thể quét sạch nội ma và ngoại ma đây, để nhìn thấy thế gian chính là quốc độ thanh tịnh. Chứ không thôi cỏi đời này cứ mãi là cái lò lửa đỏ vô cùng thãm thiết. Vì ngọn lửa tham sân si thiêu đốt tinh chất nội tâm chúng ta từng ngày từng giờ không ngừng nghỉ. Vì chúng ta nhận thức thế gian theo cái nhìn tà kiến. Nên dù chúng ta có đầy đủ danh tiếng và vật chất, thì ngọn lữa ma quái kia nó cũng không bao giờ tắt. Vì chúng ta không có cách gì chế phục được lòng tham lam của mình. Vì chúng ta không biết cách chế phục được con ma bên trong tâm lý của mình, nên chúng ta đau khổ hoài không nguôi.

Và sở dĩ cuộc đời vốn hổn loạn nên mới cần lễ nghi và pháp luật. Cũng như tình người là tráo trở, lật lọng và phản bội, nên mới cần tình nghĩa và lòng thủy chung. Chính những kẻ đầy nội ma trong tâm, nên suốt đời mong cầu tình nghĩa, chung thủy và những giá trị về đạo đức. Và điều đó sẽ đúng với tất cả những kẻ đầy tội lổi suốt ngày vô chùa khấn vái cầu xin mãi. Còn thật sự con người đã siêu thoát tự tại rồi, thì họ sống đúng như sự sống vốn trong sáng và đầy tràn ân tình như thế. Cho nên những khái niệm về tình nghĩa hay đạo đức đối với họ là thừa. Vì những cái đó chỉ có thể dành cho bọn người mang nhiều tội lổi mà thôi.

Do đó đứng trước cuộc đời, thì chúng ta phải biết chuyễn hóa mọi vật bên ngoài thông qua cái tâm vô lượng của mình. Thì lúc đó nhìn đâu cũng thấy là quốc độ thanh tịnh huy hoàng. Và đồng thời nội ma cũng đã khắc chế được. Mà thay vào đó là cái nội tâm tràn đầy Phật chất, rộng thoáng mênh mông như bầu trời. Vì cuộc đời này vốn rộng rãi hay nhỏ hẹp là do tâm. Tâm hẹp hòi khổ đau thì lúc nào cũng thấy khó chịu mệt nhọc. Nhìn ai cũng thấy ghét. Còn tâm rộng mở thì nhìn ai cũng thấy thương. Vì khi thương mình, thì mới biết thương người. Và biết thương mình thì có nghĩa là phải biết giải cứu cái tâm của mình, thoát ra khỏi cái ngục tù cố hữu bởi nghiệp chướng muôn trùng phủ vây kia đi. Vì khi chúng ta đã tự do tự tại rồi, thì sẽ thấy được gương mặt cuộc đời đích thực của nó là tươi đẹp huy hoàng như thế nào. Và bên trong nổi khổ niềm đau của chúng ta, cũng sẽ luôn có tất cả gương mặt của mọi người như thế. Chứ không phải chỉ thấy cái khó của mình mà thôi, rồi than trời trách đất mãi…

Nguy khốn hay bình yên cũng là tự tâm. Cái đó gọi là sự màu nhiệm của tâm hồn, chứ ý thức không thể làm được cái này. Sự giàu có của tâm hồn là vô lượng. Đại bi tâm là bất diệt trên đời. Vậy cái thân xác và cuộc sống ngắn ngũi này, cũng chỉ là phương tiện. Để chúng ta khai mở và nuôi dưỡng cái đại bi tâm đó. Vì nó mới thật sự vĩ đại. Còn tất cả những cái khác, đều nhỏ bé và thay đổi thôi. Đại bi tâm là phá tan nội ma ngoại chướng, để nhận thấy đại pháp của Phật trong tự nhiên hiện lên trong tâm mình. Để nhìn thấy cây cỏ lá hoa trên đời lung linh vô lượng nghĩa xứ. Vì trên đời này cái gì cũng có nghĩa hết, nếu chúng ta nhận biết và đọc được nó. Và những bài học của những cái cây đang rung lên trong gió, hay hoa cỏ thì thầm ngã nghiên trong mưa, thì đều có giá trị như những bài pháp lớn cao thượng nhất trên đời. Và muốn làm được điều đó, thì chúng ta phải có một tấm lòng chân thành và rộng mở đến vô lượng trước cuộc đời, thì mới làm được.

Còn lòng tham dục mê đắm của con người, vốn đưa chúng ta đi vào con đường bế tắt. Vì thế đối với con người. Chúng ta luôn luôn phải có những cuộc đấu tranh để phá vỡ những vách ngăn định kiến này, để khai thông bế tắc cho nhau. Vì bản tánh tham dục của con người, là luôn luôn dựng lên những vách ngăn muôn trùng, để chia cách chúng ta ra xa nhau. Và nó sẽ làm cho chúng ta nhỏ bé và mờ nhạt đi, với chính cái ý nghĩa tồn sinh của mình. Vì thế đối với những kẻ đầy định kiến cố hữu, thì không thể nói chuyện được. Vì ma chướng trong lòng nó quá nhiều rồi. Vì định kiến chính là những vách ngăn, chia cắt thế giới này ra làm nhiều mãnh vụn khác nhau, trôi lênh đênh trên dòng đời đầy ắp đau thương này…

Do đó đi tu là phải đi vào dòng của tâm. Là phải cố gắng gạt qua bên đường những vụn vặt tranh chấp của cuộc đời. Và phải cố ngoi lên giữa dòng đời đầy rác rưởi này để mà sống. Vì thế người tu là phải biết nhân quả nghiệp chướng để đối trị vô thường. Cho nên khi nghiệp chướng tới, thì phải bình tỉnh đối mặt để vượt qua, và sau đó là phải tránh tạo nghiệp. Vì thế nhất thiết phải khơi thắp từ tâm. Phải tìm cho được chánh niệm là ngọn lửa Phật tâm của mình, để xua tan bóng tối trong tâm. Có như thế nội ma mới đẩy lui được, và mới sống được, rồi mới tu được. Và như thế mình mới làm chủ được mình. Còn không chúng ta cứ mở cửa các căn, cho ma quỷ tràn vào mua vui cho cái thân xác này mãi, thì đó là con ma làm chủ chúng ta rồi. Và lúc đó chúng ta cũng đi tu, nhưng do ma sai khiến hết mọi việc. Chúng ta cũng làm Phật sự và tụng kinh gõ mõ vang trời, nhưng sao chúng ta cứ đau khổ mãi. Và trong lòng lúc nào cũng khó ăn khó ở khốn đốn mãi, thì việc tu hành này phỏng có ích gì đâu…

Vì mỗi người là có mỗi duyên phận, và nghiệp chướng khác nhau. Nên phải tùy nghi vận động mà sống, sao cho phù hợp với con đường tâm thênh thang của mình. Chúng ta phải suy nghĩ phóng khoáng tự do trong nội tâm, nhưng bên ngoài không buông lung làm càn. Chúng ta phải luôn nuôi dưỡng nguồn tâm của mình, để mỗi ngày nó càng lớn mạnh hơn. Nhưng ứng xử bên ngoài phải khéo léo tùy duyên, và không nên chấp vào phương tiện. Chúng ta không lo cái tâm rối bời nghèo nàn của mình đi, mà suốt ngày cứ muốn kiểm soát việc của người khác mãi. Tu hành mà không đẩy lùi được nội ma, thì không có cách nào tránh được ngoại ma tác động vào, rồi mang khổ nhiều thêm. Và như thế việc đi tu chỉ thấy khó khăn đau khổ thôi, chứ đâu có sung sướng gì. Vì chúng ta sống chung với ma cho nó hành hạ mình mà. Chứ làm sao chúng ta tìm được nguồn phúc lạc vô bờ, để mà sống trong quốc độ thanh tinh được.

Vì ô trược cũng là đây, và quốc độ thanh tịnh cũng là đây. Cũng là cảnh vật này, nhưng mỗi người sống với nó mỗi khác. Vì có người làm chủ cuộc đời mình, nhưng có người lại làm nộ lệ cho thân xác ma quỷ này. Chứ thiên đường hay địa ngục gì, thì cũng không có chỗ nào khác ngoài chỗ này cả. Vì chúng ta chìm đắm trong biển tham dục đau khổ nhiều quá, nên chúng ta mới mơ ước lên thiên đàng. Và cỏi Cực Lạc gì đó thì cũng chỉ là miếng mồi để dụ dỗ bọn người phàm phu ngu ngốc thôi. Chứ người tu cần gì về đó sau khi chết. Vì người tu chính là đại trượng phu có đầy phép màu trong tay mình rồi. Và chúng ta tu tập làm sao biến hóa cái cỏi đời ngũ trược ác thế này, biến thành cỏi Cực Lạc thì mới gọi là tu đúng đường. Vì tu là tận lực tri thiên mệnh. Là không mong cầu gì hết cho mệt. Không khấn vái xin sỏ ai hết. Vì nhân quả nghiệp chướng của ai náy lo, trời Phật cũng không giúp được gì đâu mà xin sỏ. Anh em cha mẹ thân thiết cũng không thể gánh nghiệp cho nhau được đâu. Và muốn làm được điều đó thì phải đẩy lùi nội ma trong tâm mình đi cái đả. Vì con ma đó ngày đêm rình rập chúng ta không rời. Do đó chúng ta phải phòng hộ tâm thật chắc, như người lính giữ thành vậy. Phải giữ giới để phòng ngoại ma. Và phải đốt lên ngọn đuốc chánh niệm soi đường mà đi trong bóng tối của tâm lý chúng ta vốn có đầy ma chướng…

Vậy làm sao chúng ta đi vào dòng được, trong khi nội ma và ngoại ma áp đảo chúng ta mỗi ngày đầy tràn như thác lũ. Và nếu bạn nhận thức theo kiểu lánh nặng tìm nhẹ, thì quả là không bao giờ chạy thoát khỏi bàn tay của ma vương rồi. Vì ma vương mà bao vây ai nhiều nhất, thì Phật cũng sẽ chú ý tới người đó nhiều nhất. Và nếu ai có sứ mệnh của một người con Phật cao cả nhất, thì ma vương cũng sẽ nhắm đến người đó nhiều nhất. Do đó cây cao thì gốc rễ phải sâu. Nếu không cành lá tốt tươi quá, thì chỉ cần một cơn gió thổi qua là đã bật gốc rễ lên rồi, thì làm sao sống được đây, nói gì là tu. Cành lá tốt tươi xung mãn chính là để che chở cho muôn loài. Còn gốc rễ mạnh mẽ là để hút những dòng nước mát sâu thẳm trong lòng đất để nuôi dưỡng cây đời. Là để nuôi dưỡng mạng mạch Phật pháp cho đời. Và đó chính là một cuộc chiến đấu lẫy lừng của người con Phật với ma vương, để tìm đường về đất Phật. Vì đất Phật cũng chính là tâm Phật của mình đây. Đó chính là sự giác ngộ nhìn thấy bản lai diện mục của mình. Chứ việc đi tu không phải chỉ sống nhàn nhã qua ngày ê a một vài câu kinh là xong. Cũng như mỗi người mỗi hạnh, và hãy làm hết phận sự của mình với cuộc đời đi, chứ đừng so sánh nhiều quá. Vì giá trị của cái hữu hình có to lớn đến đâu, thì cũng hoại diệt. Còn cái đại pháp kia thì sẽ mãi trường tồn bất diệt với nhân gian....

Vì thế người đi tu nên biết rằng. Nếu chúng ta càng khốn khổ, thì đó chính là nghiệp chướng tới rồi thì phải trả thôi. Chúng ta có tâm nguyện càng lớn, thì nghiệp lực càng lớn theo, nên như thế thì tránh sao khỏi gian nan đây. Và chính cái dòng nghiệp lực này sẽ đẩy chúng ta đi tới mãi. Nhưng chúng ta phải biết sáng tỏ chỗ nào là chỗ nào, để dừng lại trước khi quá muộn. Chúng ta phải cố gắng xét tâm mình thật kỷ, thật sâu từng ngày từng giờ, để chuyễn đổi tâm trở nên thiện lành an lạc. Thì lúc đó trí tuệ cũng bừng sáng, và chúng ta có thể hiểu được mọi chuyện trên đời. Vì chúng ta phải biết cuộc đời này vốn dĩ không có kẻ nào là kẻ thù của của mình hết. Có chăng là nghiệp duyên oan gia trái chủ phải gặp trên đường đời vậy thôi. Và khi giáp mặt với sự nhỏ nhen ích kỷ của người đời, thì đó cũng là việc bình thường. Vì thánh nhân sẽ có chỗ của thánh nhân, còn phàm phu thì cũng có chốn lui về của nó. Chúng ta phải giữ tâm hoan hỷ tất cả, vì chúng ta có trí tuệ và tình thương. Chúng ta biết, hiểu và thương rồi thông cảm được. Do đó chúng ta đã tự giải thoát cho mình rồi, và cũng để biết yêu thương cuộc đời này nhiều hơn nữa…

Và rõ ràng là nếu chúng ta vượt qua được khổ đau điêu linh, ly kỳ gây cấn của cuộc đời mình, thì mới đến bến bờ yên vui được. Vì Phật sẽ không cho không ai cái gì mà xin sỏ, hay dùng phương tiện để đổi chác đâu. Chúng ta phải rơi vào những hoàn cảnh khốn cùng, thì mới thật sự biết phía ngoài kia, là một thế giới rộng mở bao la và thật đáng quý xiết bao. Chúng ta phải lên tới đỉnh buồn, thì mới thấy được gương mặt Phật rạng ngời như ánh quang minh chói sáng trên cao. Chúng ta phải chìm sâu dưới đáy của khổ đau dập vùi, rồi mới thấy được an lạc bên kia cái chết. Chúng ta phải bị đem nấu trong lò lửa bát quái rồi, thì mới có phép màu và trường sinh bất tử được.

Vì thế khổ đau trên đời nói chung thì không ai tránh khỏi cả. Nhưng người tu chính là người phải đối mặt với khổ đau mà vượt qua nó, chứ không phải than trời trách đất và chịu đau khổ mãi trong tham lam sân hận thì thật khó coi quá đi. Vì đó chính là sự tự lực trong ý chí chiến quyết chiến quyết thắng của mình. Chúng ta bị nội ma phát tác phá hoại nội tâm mình đau đớn quá, thì chúng ta phải cố gắng hiểu nó, chứ không chạy quanh bên ngoài tìm đường khác mà đi. Tuy nhiên cái gì cũng cần trợ duyên và tha lực. Nếu chúng ta có nhiều phước đức, và có được sự trợ duyên và tha lực của người khác, thì hãy xem đó là cơ hội để vươn lên. Và hãy nghi nhớ và mang ơn điều đó, để làm động lực cho mình sau này, mà đáp đền cuộc đời. Nhưng nếu mình thoát khổ não rồi, thì bất cứ giá nào cũng phải liều mình cứu người khác vậy. Vì đó là trách nhiệm làm người của chúng ta.

Con người tu hành chân chánh là luôn khiêm hạ nhường nhịn. Mình sống không nên tranh hơn người khác, mà phải nhường nhịn cho người khác được vừa lòng như ý. Còn riêng mình thì phải thấu hiểu và tự thắng giải tự tâm đau khổ của mình đi. Đàng này đi tu thì lười biếng ngu si dốt nát, kinh kệ không thuộc. Vậy mà trong cuộc sống cứ giành phần hơn, rồi thích ra lệnh sai khiến người khác. Ngu hơn người khác mà lúc nào cũng giành phần thắng hơn người khác mới thật lạ. Sở dĩ người ta nhường nhịn mình, là vì cái hạnh khiêm hạ phải giữ gìn, chứ không phải người ta sợ mình hay ngu hơn mình. Do đó người tu bây giờ phần nhiều là có tâm nhận thức như người đời. Gặp những kẻ tu hành lừa đảo kiểu này thật khổ. Nói thì đủ thứ lung tung chẳng đâu vào đâu. Hành thì giãi đải lười nhác, nhưng luôn kiếm chuyện hãm hại người thực tâm tu hành. Nhiều khi mình muốn yên thân để tu cũng không được. Vì những kẻ này cứ kiếm chuyện phá quấy mình riết thôi. Vì cái đầu của nó không hiểu một cái gì hết. Và mình có nói ra cũng vô ích vậy…

Điều nguy hại nhất của người tu là hiểu sai những giá trị của tâm. Từ chổ khiêm hạ nhường nhịn hy sinh cho người khác. Mà kẻ ngu lại hiểu rằng sự hùng hổ chiến thắng sát hại người khác, mà cảm thấy hay ho mới thật quái gỡ lạ lùng. Vì cái tâm người đời nó khác, còn tâm người tu thì phải lấy từ bi làm gốc. Xét việc thì phải có chánh kiến không hùa theo lũ tiểu nhân nhỏ mọn. Đàng này người tu mà lấy sự thắng thua chửi rũa người khác làm hay. Và xem đó là giá trị sống thì thôi rồi. Sống với nhau như cái bóng vật vờ trong chùa, không có một chút tình nghĩa gì hết. Đi tu mà mỗi người ôm một khối đau khổ tột cùng, không nói năng gì được hết. Nói ra là tự ái giẩy nảy cả lên thì tu sai đường rồi. Mình không có lòng với người khác, thì chẳng ai có lòng với mình được. Người tu phải luôn phòng hộ cái tâm mình cho sáng lạng, còn những việc khác tùy duyên mà đối trị. Nhiều khi mình thấy trái tai gai mắt, nhưng mình không có duyên tham gia vào đó, thì nên đứng ngoài mà quên đi thì hơn. Chớ chuyện bình yên mà mình lại lao vào kiếm chuyện gây rối suốt ngày, thì thật là quá đáng lắm…

Vì nói cho cùng, đừng nghĩ chuyện bên ngoài nhiều quá mà phức tạp. Và nguyên nhân của nó, là do nội ma của mình phát tác ra, nên mới thấy nhiều chuyên như vậy thôi. Người ta sống sao cũng không bằng lòng mình được, nếu mình lúc nào cũng sân hận, ấm ức và ganh ghét oán thù. Vì xét cho cùng đó là vì tâm mình xấu, và thông qua cái nhìn tiêu cực của mình, thì mới thấy xấu như vậy. Vì tu hành mà chất chứa ma pháp ma đạo đầy nhóc trong tâm, vẫn không biết rồi cứ nói sằng bậy lung tung. Tham lam ích kỷ và hiểu sai các giá trị của đạo Phật hết, thì làm sao nói là người tu Phật cho được đây. Nội ma ngoại ma thả cửa hoành hành, buông lung tứ xứ rong chơi gian tà đủ kiểu, thì thử hỏi còn gì là Phật nữa. Lúc đó nhìn Phật, lạy Phật nhưng chẳng qua đó chỉ là hình tướng. Vì ông Phật này chỉ nói với mình toàn những điều ma đạo, ganh ghét đâm thọc hơn thua mà thôi…

Tu hành là sự dấn thân đấu tranh nội tâm vô tận bên trong. Vì nội ma nó cũng tấn công mình vô tận bên trong như vậy. Cho nên những kẻ không ý thức được con đường gian nan này là vô tận, thì không thể nào đủ dũng khí để tu hành đâu. Vì vô chùa đâu phải chỉ làm xong bao nhiêu đó việc là được. Vì nghiệp chướng là vô hình, và nó đâu chỉ giới hạn bằng các sự việc ngắn ngũi bên ngoài, để cho chúng ta so sánh, so bì và đánh giá được. Kẻ nào không biết nhìn vào tâm mình mà sửa sai, thì tu muôn đời cũng loanh quanh một chỗ. Cho nên từ đó cứ so đo tính toán mãi với những thứ bên ngoài. Rồi từ đó cứ hơn thua, gây gổ kiếm chuyện cho bằng được, với những cái lý do vô minh như thế. Những loại người “sa lầy” này là mệt mõi lắm. Vì bản thân họ mệt mõi rồi thì thôi. Đàng này còn kiếm chuyện đủ thứ, vì không hề biết mình biết ta là gì mà. Việc tu hành không lo, mà suốt ngày cứ lo hơn thua với người khác ở bên ngoài thì thật là đáng tội. Và cái hậu quả lớn nhất, là mấy người này coi như đã đầu hàng ma vương rồi. Cho nên bên ngoài thì tỏ ra ta đây, rồi làm đủ trò để che dấu tà tâm. Nhưng bên trong thì khốn khổ vô cùng, vì nội ma phát tác quá lớn rồi không thể ngăn chặn được nữa. Cho nên thấy cái gì bên ngoài cũng ham và chạy theo nó mãi. Và với lòng từ bi vô lượng của đức Phật, thì Ngài sẽ vô cùng yêu thương và đùm bộc những người này trước hết đó…

Việc tu hành không khó, mà khó là nhận thức phải biết linh hoạt và nhẫn nhịn là được. Là phải tiến thoái lưỡng nan đi về thông suốt, chứ không mắc kẹt vì cái tính tuyệt đối của mình. Vì có người tu từ tiền kiếp rồi, nên kiếp này gặp Phật là tỏ ngộ sáng đạo luôn, và cứ thế thẳng đường mà đi luôn. Còn có người tu cả đời mà cứ theo tà đạo mãi, nên vẫn ở ngoài cửa mà thôi. Và điều này là sự thật. Vì Phật và Tổ đều đã nói rồi. Vấn đề là phải đi vào dòng được là đi nhanh lắm. Còn nếu cứ loanh quanh chìm đắm trong ba cái thứ rác rưởi trên đời mãi, thì nói sao có được cái gì. Phật nói một đàng mà tu một nẽo thì cả đời không được gì hết, thì cũng đúng thôi. Phật nói vô thường thì phải nhận thức vô thường là gì? Phật nói khổ thì phải biết khổ là gì? Chứ không Phải khổ là la làng lên thôi. Phật nói tấm thân này là giả tạm, thì phải có pháp trong tâm để thấy pháp, rồi mới thấy thân này là giả tạm được. Còn tu cả đời mà trong tâm chẳng có gì, mà chỉ thấy toàn ma chướng vọng tưởng không, thì bảo sao thấy lời Phật nói là đúng được đây…

Vì hành trình tư tưởng trong tâm của con người là rất dài và rất sâu. Nó rất nguy hiểm và cũng rất vinh quang, khi chúng ta nhận thức được hạnh phúc từ nó. Mà điều này là tự mình biết để xem nó như nền tảng để mình sống trên đời. Vì khi cái bên trong mình lớn mạnh lên rồi, thì chúng ta sống rất an lạc hạnh phúc. Cho nên chúng ta rất sáng suốt và làm việc không biết mệt. Còn khi nội ma to tổ chảng trong tâm rồi, thì nhìn thấy cái gì cũng ngán và không dám làm. Người có trí tuệ làm việc thong dong mà cái gì cũng xong, và có xảy ra điều gì, thì họ cũng đều dự trù được hết. Còn nhìn một kẻ ngu si làm việc thì thật là vất vã vô cùng. Vì ngu ngốc cứ làm việc này thì nó lòi tiếp ra việc kia mãi. Trong chùa có vài ba việc ngày nào cũng làm như thế, mà cứ than khổ rồi nói làm không hết việc. Mình ngu si làm lung tung cho rối việc lên rồi lấy đó so bì. Trong khi mọi việc chính đáng trong chùa người ta âm thầm làm xong hết rồi, mà vẫn không biết. Tuy nhiên những bài học mà những kẻ ngu si này mang lại, thì cũng rất đáng giá trị đó. Vì có như vậy để chúng ta thấy rằng. Tu hành là tu chính trong những việc nhỏ nhất, tầm thường nhất, tồi tệ nhất mà mình đã trãi qua, thì sau đó mới nói đến những việc hoành tráng lớn lao được.

Phật nói cỏi Ta Bà này là ngũ trước ác thế thì chẳng khác nào nhà lửa. Vì thế Phật nhìn thấy chúng sanh chìm ngập trong nhà lửa đau đớn khổ sở vô cùng. Và đức Phật đã quên mình để hoằng hóa cứu độ chúng sanh. Và tài sản lớn nhất của Ngài trao cho chúng ta chính là đại pháp bất sinh bất diệt. Vì thế người con Phật khi xuất gia tu hành, bỏ nhà bỏ cửa mà đi, thì phải đi theo con đường bất sinh bất diệt đó. Phải có ý chí mạnh mẽ và sức chịu đựng thật lớn, thì mới đủ sức mạnh để nhận lấy đại pháp của Phật được. Và khi chúng ta nhận thấy trong pháp thân mình bừng sáng ngọn lửa Phật tánh thiên thu, thì sự an lạc hạnh phúc đầy tràn sẽ có mặt. Lúc đó là lúc chúng ta đã có đại pháp đầy đủ. Và đó chính là có đầy đủ lòng từ bi và trí tuệ. Có đủ sức mạnh để chịu đựng gian nan khốn khó trên đời. Có đủ hiểu biết và tình thương với mọi người. Lúc đó có gì xảy ra đi nữa thì chúng ta cũng thông cảm được, và luôn biết mang ơn cuộc đời tươi đẹp này…

Hãy hoan hỷ vui cười bừng sáng dưới ánh mặt trời tõa rạng…

………………………………………………

Dòng đời vốn hỗn loạn, mà trong tâm cũng rối bời thì đó chính là lò lửa đỏ thiêu đốt chúng sanh rồi. Vậy chúng ta hãy tìm về bản tâm vốn thanh tịnh của mình, để từ đó biến đổi dòng đời hỗn loạn trở thành quốc độ thanh tịnh trang nghiêm cỏi Phật….

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét