Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

Thị trưởng Ed Lee qua lời kể người gốc Việt

Thị trưởng Ed Lee qua lời kể người gốc Việt 

15/12/2017
Thị trưởng Edwin M. Lee, ngồi giữa, tham dự lễ khai mạc Hội Tết 2008 của cộng đồng người Việt tại San Francisco. (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Bùi Văn Phú

Sáng thứ Ba 12/12 cư dân vùng vịnh thức dậy với một tin buồn. Thị trưởng Thành phố San Francisco Edwin M. Lee đột ngột qua đời trong đêm vì một cơn đau tim.
Nỗi bàng hoàng lan nhanh, từ địa phương đến khắp tiểu bang và qua Thủ đô Washington.
Phó Thống đốc California Gavin Newsom, thị trưởng tiền nhiệm của ông Lee viết: “San Francisco đã mất một lãnh đạo vô vị kỷ, một nhà công bộc hiến thân đầy trí tuệ, đạo đức với sự lạc quan vô tận, cùng lòng yêu thương lan toả để nâng thành phố của chúng ta lên”.
Thượng Nghị sĩ Kamala Harris ca ngợi Thị trưởng Lee là lãnh đạo đã mang lại tính đa dạng cho thành phố.
Cựu Đệ Nhất Phu nhân và cũng là ứng viên tổng thống Hillary Clinton nhận định rằng cái chết của Thị trưởng Lee là “một sự mất mát lớn lao” cho thành phố.
Trước tin ông Lee qua đời, giám sát viên Malia Cohen và Aaron Peskin đã không cầm được nước mắt để nói về vị thị trưởng khi phát biểu cảm tưởng với truyền thông.
Ông Edwin Mah Lee sinh ngày 5/5/1952 tại Seattle, bang Washington trong một gia đình có 6 người con, ông là thứ tư, và là một gia đình di dân vào Mỹ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc trong thập niên 1930. Cha ông từng là chiến binh trong quân đội Hoa Kỳ thời Chiến tranh Thế giới thứ Hai, sau đó làm đầu bếp, mẹ ông làm thợ may. Thời niên thiếu gia đình ông sống trong khu nhà chính phủ xây dành cho những gia đình có thu nhập thấp.
Năm 1974 ông tốt nghiệp cử nhân từ Đại học Bowdoin, bang Maine và sau đó học luật tại Đại học Berkeley, California và tốt nghiệp năm 1978.
Trong lúc ông làm thị trưởng, dù chính trị thành phố cũng như nước Mỹ có thay đổi, nhất là luật cải tổ di trú của Tổng thống Trump, ông Lee vẫn tiếp tục duy trì chính sách "San Francisco is a sanctuary city”
Tô Lệ Hằng, Giám Đốc TT Văn Hóa Âu Cơ
Thời sinh viên học luật và lúc tập sự ông làm việc với Asian Law Caucus để bảo vệ và tranh đấu cho quyền lợi của giới thuê nhà qua nhiều vụ kiện thành phố San Francisco. Khi ra hành nghề luật sư, ông chuyên bênh vực cho những ai mà dân quyền bị vi phạm.
Vào làm việc cho thành phố, đầu tiên ông giữ chức trưởng cơ quan điều tra những tố giác sai phạm hay lạm dụng của thành phố. Sau đó ông được bổ nhiệm đứng đầu các cơ quan nhân quyền, cơ quan công chánh trước khi được chọn tổng quản trị viên, một chức vụ được xem như phó thị trưởng của thành phố.
Khi Thị trưởng Gavin Newsom được bầu làm phó thống đốc tiểu bang California và rời chức, ông Ed Lee tạm thay thế trong vai trò thị trưởng và tỏ ra ngần ngại không muốn ra tranh cử chức vụ này.
Nhiều nhân vật có ảnh hưởng chính trị như các cựu thị trưởng Willie Brown, Gavin Newsom, nhà hoạt động nổi tiếng ở Phố Tầu là Rose Pak và ngay cả Thượng Nghị sĩ Dianne Feinstein đã thuyết phục nên ông mới ra tranh cử năm 2011 và thắng cử. Năm 2015 ông tái tranh cử và được cư dân tín nhiệm thêm một nhiệm kỳ nữa.
Với ba thập niên làm việc trong thành phố và sáu năm qua là thị trưởng, ông Lee đã để lại nhiều dấu ấn phát triển như việc đưa được công ty Twitter vào đặt trụ sở tại San Francisco, tạo nhiều việc làm cho dân.
Cũng vì thế mà giá nhà cũng như giá thuê nhà ở San Francisco tăng cao, gần gấp đôi trong một thập niên qua mà ông chưa làm được nhiều để giúp cư dân có mức lương trung bình hay thấp. Vấn đề người vô gia cư cũng đang còn nhiều khó khăn mà chưa có hướng giải quyết.
San Francisco được mang danh là thành phố phóng khoáng nhất nước Mỹ – the most liberal city – với những quan điểm chính trị và chính sách mang khuynh hướng cực tả. Ở đây các ứng viên Đảng Dân chủ luôn thắng với số phiếu trên 60%.
Trước sự ra đi của Thị trưởng Lee, ngoài những lời khen ngợi, cũng có nhiều chỉ trích và không tán đồng với chính sách của thành phố, như quyết định xem San Francisco là “nơi trú ẩn cho di dân bất hợp pháp” – sanctuary city.
Gần đây ngay tại khu du lịch Embarcadero đã có nổ súng đưa đến cái chết cho một phụ nữ do đạn từ súng trong tay của một di dân bất hợp pháp đã có lệnh trục xuất nhiều lần. Nghi can ra tòa và không bị kêu án nên đã gây bất bình cho nhiều người và qui lỗi cho chính quyền địa phương.
Ngay khi còn làm tổng quản trị thành phố, ông Ed Lee đã giúp cộng đồng nhỏ bé chúng ta có được Khu Litle Saigon và cả cổng chào ở khu Tenderloin.
Huỳnh Lương Thiện, Chủ Nhiệm Tuần Báo Mõ SF
Là một thành phố đa chủng tộc, đa văn hoá, theo thống kê năm 2010 San Francisco có khoảng 850 nghìn cư dân, đông thứ tư của tiểu bang California, trong đó 42% người da trắng, một phần ba người gốc châu Á, 15% người Mexico, 6% người gốc châu Phi. Số cư dân gốc Việt chừng 15 nghìn.
Trước sự ra đi của Thị trưởng Ed Lee, một số người Việt ở San Francisco đã có cảm nhận như sau.
  • Lê Chí Lượng, thành viên Hội đồng Giám đốc Trung tâm Cộng đồng Việt Nam San Francisco và đương kim Quyền Chủ tịch của Trung tâm
Khi hay tin ông thị trưởng Ed Lee đột ngột từ trần lòng tôi cảm thấy bồi hồi xúc động và thương tiếc. Tiếc cho cộng đồng Việt Nam chúng ta ở San Francisco mất đi một người bạn tốt. Có thể nói qua 4 thời thị trưởng mà tôi từng biết và tiếp xúc là các ông Frank Jordan, Willie Brown, Gavin Newsom và Edwin Lee thì ông Ed Lee là người hiền lành, điềm đạm và gần gũi nhất với cộng đồng Việt Nam.
Đầu tiên phải nhắc đến cổng chào Little Saigon ở San Francisco. Có thể nói ông Willie Brown là người chấp thuận cho cộng đồng Việt Nam chúng ta xây dựng cổng chào, ông Gavin Newsom là người thừa kế và cắt băng khánh thành nhưng thực sự ra lúc đó với chức vụ tổng quản trị viên thành phố, ông Ed Lee đã giúp cộng đồng chúng ta rất nhiều từ bản vẽ cho đến thi công, ngân sách và khánh thành cổng chào Little Saigon, một biểu tượng của người Việt tị nạn chúng ta tại San Francisco.
Tiếp đến là các dịp Tết Nguyên Đán, kể từ các năm ông còn làm tổng quản trị viên cho đến lúc làm thị trưởng, năm nào ông cũng đến chung vui với cộng đồng người Việt chúng ta. Chẳng những thế,ông còn vận động tài chánh bằng cách gọi điện hay gởi thơ đến Sở Cảnh sát, Sở Cứu hỏa, Sở Vệ sinh Công cộng để xin giảm thiểu vấn đề chi tiêu cho Hội Tết. Điều này rất quan trọng vì như chúng ta biết ngân sách của cộng đồng chúng ta rất hạn hẹp, phải đi gây quỹ từng đồng để chi phí hàng chục ngàn đô la mỗi năm cho Hội Tết từ thuê mướn sân khấu, lều gian hàng, âm thanh, ban nhạc, ca sĩ, v.v…
Khi ông nhậm chức thị trưởng từ năm 2011theo như một số người sinh hoạt trong cộng đồng người Việt thì tình cảm của ông đối với cộng đồng chúng ta có vẻ như phai nhạt đi.
Nhưng thực sự không phải vậyMặc dù không trực tiếp liên lạc, can thiệp để giúp cộng đồng người Việt như xưa nhưng ông cũng đã nhiệt tình hỗ trợ nhiều ngân sách khác nhau để giúp cộng đồng Việt Nam, như ngân sách từ MOCD (Mayor Office of Community Development) để giúp phát triển cộng đồng qua các dịch vụ di trú, gia đình, thông dịch, các lớp ESL, lớp luyện thị nhập tịch... Hay ngân sách từ MOH (Mayor office of Housing) để giúp thuê nhà haycho những gia đình có lợi tức thấpmua nhà lần đầu và cũng như chương trình Grant for the Arts là ngân sách để giúp cộng đồng chúng ta một ngân sách dồi dào để tổ chức Hội Tết truyền thống hàng năm. 
Khu Little Saigon San Francisco. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Khu Little Saigon San Francisco. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Có nhiều năm sinh hoạt Tết của chúng ta trùng ngày giờ với hội chợ hoa tại Phố Tầu nhưng ông đã cố gắng thu xếp giờ giấc để đến cắt băng khánh thành Hội Tếtđúng giờ. Ông vui vẻ mang theo cả phu nhân đến để phát lì xì đầu năm cho các em thiếu nhi và còn thả bong bong mang cờ Việt Nam Cộng hòa về quê hương để cầu cho quê nhà của chúng ta sớm có được tự do, nhân quyền và ấm no hạnh phúc cho mọi nhà.
Thị trưởng Ed Lee là người có tình cảm rất thân mật và rất ưu ái với cộng đồng Việt Nam tại đây.
Nguyễn Phú, Hội Trưởng Hội HO San Francisco
Nụ cười rạng rỡ dễ mến trong ngày đầu năm của ông vẫn còn đọng lại trong lòng người Việt tha hương chúng ta.
  • Nguyễn Phú, Hội trưởng Hội HO San Francisco
Nói về Thị trưởng Edwin Lee thì tôi có nhiều kỷ niệm với ông. Tôi quen ông khi ông còn làm trưởng tcông chánh của thành phố (Public Work Department) và tôi thì tình nguyện trong cơ quan binh vực quyền lợi di dân (ImmigrantRights Commissioner).
Khi ông Ed được thăng chức tổng quản trị viên, City Administrator, là lúc mà tôi đi sát với ông để vận động Thị trưởng Mayor Newsom trong việc xây dựng cổng chào Little Saigon với 2 con sư tử đứng ngạo nghễ ở khu Tenderloin. Haicon sư tử do Hội Cao niên SF đặtmua bị ông chê nhỏ và đề nghị tôi đặt mua hai con tương đối lớn hơn. Kỷ niệm thật chí tình là đại diện thành phố cầm xẻng làm lễ động thổ, vận động thành phố cấp ngân quỹ 75tổng số chi phí để sớm hoàn thành công trình. Đến ngày khai trương ông ta đem nhân viên của ty công chánh ra sức làm khán đài để Thị trưởng Gavin Newsom cắt băng khai mạc thật linh đình. Thị trưởng Ed Lee là người có tình cảm rất thân mật và rất ưu ái với cộng đồng Việt Namtại đây.
  • Nguyễn Duy Tưởng, Giám đốc SEACC (Trung tâm Cộng đồng Đông Nam Á)
Thị trưởng Ed Lee mất đi là một thiệt thòi nói chung cho toàn thành phố. Dưới thời ông, trong 6 năm kể từ 2011 đến 2017kinh tế của San Francisco phát triển mạnh vì ông có mốgiao hảo tốt đẹp với các công ty kỹ thuật cao và kéo được họ vào San Franciso, tạo nhiều công việc cho thành phố này và nhà cửa được xây dựng rất nhiều.
Riêng đối với cộng đồng Việt Nam, ông Ed Lee giúp đỡ tích cực chúng ta hơn trong thời gian ông làm tổng quản trị viên thành phố, trước khi ông được bầu làm thị trưởng. Ông đã giúp chúng ta trong việc tạo dựng Little Saigon, điển hình là việc xây dựng cổng chào "Cửa ngõ vào Little Saigon San Francisco" tại góc đường Larkin và Eddy.
  • Huỳnh Lương Thiện, Chủ nhiệm tuần báo Mõ SF
Tôi còn nhớ vào năm 2011, khi ông còn đang phân vân trong việc ra tranh cử thị trưởng thì tôi là một trong những người thúc dục ông ra vì biết kinh nghiệm cùng khả năng điều hành thành phố của ông và nhất là ông là người gốc Á châu đầu tiên. Chúng tôi lại càng có lý do ủng hộ ông mạnh mẽ hơn vì lúc đó có một thượng nghị sĩ tiểu bang thân cộng sản người gốc Hoa là Leland Yee cũng ra tranh cử.
Ngay khi còn làm tổng quản trị thành phố, ông Ed Lee đã giúp cộng đồng nhỏ bé chúng ta có được Khu Litle Saigon và cả cổng chào ở khu Tenderloin. Khi làm thị trưởng ông đã rất gần gũi và giúp cộng đồng chúng ta khá nhiều như tích cực giúp đỡ tổ chức Hội TếtÔng mất đi là chúng ta mất đi một người bạn tốt.
  • Tô Lệ Hằng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Âu Cơ
Năm 2007lúc ông Ed Lee còn làtổng quản trị viên thành phố dưới thời Thị trưởng Gavin Newsom,trong một lần gặp mặt cùng với các hội đoàn trong cộng đồng, ông có đến và nói với tôi là ông sẽ giúp kiếm tiền tặng học bổng cho học sinh trong cộng đồng Việt Nam. Vào tháng 6 năm 2007, lần đầu tiên Trung tâm Văn hoá Âu Cơ nhận được $3,000 từ Jadin Inc. và trao tặng 3 phần học bổng (xuất sắc và gia đình có lợi tức thấp) cho học sinh gốc Việt hoàn tất lớp 12. Và cũng từ đó trung tâm Âu Cơ tiếp tục duy trì 3 phần học bổng trị giá $1,000 mỗi năm.
Trong lúc ông làm thị trưởng, dù chính trị thành phố cũng như nước Mỹ có thay đổi, nhất là luật cải tổ di trú của Tổng thống Trump, ông Lee vẫn tiếp tục duy trì chính sách "San Francisco is a sanctuary city”và tiếp tục tăng tiền trợ giúp cho chương trình di trú để giúp những cư dân sinh sống tại San Francisco đã và đang bị ảnh hưởng bởi đạo luật này.
Thông thường chúng ta cứ nghĩ đa phần chỉ có người Mễ Tây Cơ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên khi làm việc với “SF We Rise Labor Center for Immigration Services – Free immigration services” trong khu Tenderloin thì tôi biết có khá đông người Việt không có quốc tịch Mỹ dù đã qua đây hơn 5 năm.
Ông Ed Lee là thị trưởng thứ 43 của Thành phố San Francisco và là người gốc Á đầu tiên giữ chức vụ lãnh đạo một thành phố lớn của Hoa Kỳ. Là người có viễn kiến muốn thành phố này mở rộng vòng tay đón nhận các sắc dân, phát triển văn hóa đa dạng, để thu hút nhiều người về đây sống và làm việc.
Ông mất ngày 12/12/2017, hưởng thọ 65 tuổi, để lại vợ là bà Anita và hai người con gái, Brianna và Tania.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét