Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Myanmar bị cáo buộc không có tự do truyền thông

Myanmar bị cáo buộc không có tự do truyền thông

RFA
2017-12-22

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
Một bé gái tị nạn Rohingya tại khu vực Ukhiya, Bangladesh ngày 06/09/17.
Một bé gái tị nạn Rohingya tại khu vực Ukhiya, Bangladesh ngày 06/09/17.
AFP
Một số nhà hoạt động nhân quyền tại Miến Điện lên tiếng cáo buộc Khôi nguyên Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi đang tiếp bước Chính quyền quân phiệt Miến trước đây trong việc đàn áp tự do truyền thông ở quốc gia này.
Hãng thông tấn Reuters vào hôm thứ Sáu, ngày 22 tháng 12 dẫn lời của một số phóng viên, là những người đưa tin về bạo lực ở bang Rakhine cho biết nỗi lo lắng của họ vì trong vòng 20 tháng lên nắm quyền điều hành quốc gia của bà Aung San Suu Kyi, có ít nhất 29 phóng viên đã bị bắt giữ và riêng trong tháng 12, có đến 5 phóng viên bị bắt, trong đó bao gồm 2 phóng viên của Reuters.
Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập viên của tạp chí Frontier, trụ sở tại Yangon, ông Sonny Swe nói rằng các phóng viên đang đối mặt với quá nhiều rủi ro. Ông Sonny Swe còn nói thêm rằng không có sự tiến triển nào đối với tự do truyền thông và tự do ngôn luận trong thời điểm này tại Miến, mà lại giống như thời kỳ chính quyền quân sự cai trị trong hàng thập niên trước đó.
Trước lời cáo buộc của giới phóng viên tại Miến, vào hôm thứ Năm, ngày 21 tháng 12, Tổng Giám đốc Kyaw Soe, thuộc Bộ Thông Tin Miến Điện nói qua điện thoại với Reuters rằng Miến có tự do truyền thông khi các phóng viên thực hiện đúng những quy tắc và luật định được đề ra.
Xin được nhắc lại, hai nhà báo Wa Lone, 31 tuổi, và Kyaw Soe Oo, 27 tuổi, làm việc cho Reuters, bị bắt giữ hôm 12 tháng 12 vừa qua tại Yangoon.
Nhân viên an ninh Miến không cho biết hai nhà báo này đang bị giam giữ ở đâu, chỉ nói là họ bị bắt để điều tra về tội đánh cắp tài liệu bí mật quốc gia. Nếu bị xét xử theo tội danh này, hai ông có thể lãnh bản án tới 14 năm tù.
Một số phóng viên trong Miến Điện cho biết họ không thể đưa tin về tình hình ở bang Rakhine do bị sách nhiễu và đe dọa từ cả hai phía chính quyền và người dân địa phương. Đồng thời các phóng viên nước ngoài cũng không được đến khu vực xung đột này.
Giám đốc đặc trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền-Human Right Watch, ông Phil Robertson nói rằng bà Aung San Suu Kyi dường như không hiểu gì về vai trò của báo chí độc lập trong xã hội dân chủ.
Ông Zaw Htay, người phát ngôn của bà Suu Kyi từ chối đưa ra lời bình luận liên quan tự do truyền thông tại Miến, nhưng ông nói với Reuters hồ ngày 17 tháng 12 vừa qua rằng các phóng viên của Reuters được luật pháp Miến bảo vệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét