Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Đâu là nguyên nhân cuộc chiến Việt-Trung tháng hai năm 1979?

Đâu là nguyên nhân cuộc chiến Việt-Trung tháng hai năm 1979?

Hoài Nam PhạmMon 8:37 AM

Đâu là nguyên nhân cuộc chiến Việt-Trung tháng hai năm 1979?

Mời xem Video: Báo Nhật: Tình báo Bắc Hàn bị mắc mưu của Trung quốc về chuyện Kim Jong Nam chưa hề chết?

Như thông lệ, vào trung tuần tháng hai hàng năm, báo chí VN thường đăng tải những bài viết về chiến tranh Việt-Trung 17 tháng hai năm 1979.

Trên BBC có đăng lại bài viết của tác giả người Hung, Tiến sĩ Balazs Szalontai, tựa đề “Đàm phán biên giới Việt Trung 1974-1978”. Tác giả cho biết nguyên nhân chính đưa đến xung đột giữa VN và TQ là vấn đề “tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa” :

“tài liệu từ văn khố Hungary đã hé lộ cho thấy nguyên nhân chính gây ra cuộc xung đột Việt Trung là một vấn đề mà Liên Bang Xô Viết chẳng có dính dáng gì tới: đó là cuộc tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.”

Dữ kiện này (nếu có thật) thì là chuyện ngạc nhiên. Vì nó trái ngược với tất cả các tài liệu (đã được giải mã) của các bên, từ phía TQ, VN hay Hoa Kỳ…

TQ đã mở đầu cuộc chiến khi xua quân tràn qua biên giới ngày 17 tháng hai năm 1979. Quần đảo Hoàng Sa đã bị TQ chiếm từ tháng giêng 1974. Dĩ nhiên TQ không thể vịn vào “tranh chấp Hoàng Sa” để biện hộ cho hành vi xâm lược. Bởi vì quần đảo này đã yên ổn trong tay họ.

Về phía Việt Nam (VNDCCH), nếu xét sâu xa ở phương diện lịch sử thành hình biên giới Việt-Trung, vấn đề Hoàng Sa cũng là chuyện “đã rồi”, ít ra trong khoản thời gian từ năm 1958 cho đến đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Ngay cả lúc sau này VNDCCH thay đổi lập trường, thì kết luận “tranh chấp Hoàng Sa” là nguyên nhân đưa đến cuộc chiến cũng là điều khó thuyết phục.

Các học giả quốc tế, không ngoại lệ, đều cho rằng nguyên nhân chủ yếu đưa đến cuộc chiến “Đông Dương lần thứ ba” là yếu tố Liên Xô mà Tiến sĩ Balazs Szalontai đã loại trừ.

Cuộc chiến nhìn từ phía Trung Quốc.

Tác giả King C. Chen trong “China’s War Against Vietnam” kể lại buổi họp ngày 16 tháng hai 1979 tại Bắc Kinh do Hoa Quốc Phong chủ trì, 17 tiếng đồng hồ trước khi lệnh nổ súng ban ra. Đặng Tiểu Bình có bài thuyết trình cho các lãnh đạo CSTQ về bản chất và mục tiêu cuộc chiến.

Theo họ Đặng bản chất cuộc chiến là “hoàn kích tự vệ”. Cuộc chiến được “giới hạn” về thời gian, không gian cũng như về qui mô. Mục tiêu là dạy cho Việt Nam một “bài học”.

Gọi “hoàn kích tự vệ chiến”, tức đánh trả để tự vệ, bởi vì VN đã “trục xuất kiều dân người Hoa” cũng như bộ đội VN nhiều lần mở các cuộc tấn công vào lãnh thổ TQ, chiếm đất của TQ cũng như gây nhiều thiệt hại về nhân mạng.

Mục tiêu “cho VN một bài học”, bởi vì “VN cực kỳ ngạo mạn”, xâm lược Campuchia, khoa trương thế lực là “cường quốc thứ ba trên thế giới”.

Học giả TQ, Xiaoming Zhang, trong “China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment”, dẫn Nayan Chanda của Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông, rằng cấp lãnh đạo Trung Quốc, trong một cuộc họp Bộ Chính Trị hàng tuần vào đầu tháng Bảy năm 1978, đã ra quyết định “dạy cho Việt Nam bài học” vì thái độ “vô ơn và ngạo mạn”.

Theo tác giả này, trong 20 năm Trung Quốc đã viện trợ cho Hà Nội trên 20 tỷ đô la Mỹ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nhưng sau 1975 VN buộc người Hoa hồi cư đồng thời gia tăng chiến sự trên biên giới. Rõ ràng đây là thái độ phủi ơn và hống hách. Ngoài ra còn có vấn đề can thiệp quân sự vào Campuchia.

Tác giả cũng dẫn ý kiến của Châu Đức Lễ (Zhou Deli), tham mưu trưởng quân khu Quảng Châu, trong một cuộc họp được tổ chức trong bộ tổng tham mưu QGPND tháng 9 năm 1978. Nội dung nói về “làm sao đối phó với nạn xâm chiếm lãnh thổ của quân đội Việt Nam”.

Ý kiến của Châu Đức Lễ (về việc VN chiếm đất của TQ) được củng cố nếu ta xét tài liệu “mật” của CIA Mỹ về cuộc chiến 1979 đã được bạch hóa. Theo tài liệu này thì VN chiếm khoảng 60km² đất của TQ.

Nhưng ý nghĩa của cuộc “phản công tự vệ chiến” (vì VN chiếm 60km² đất của TQ) là không có căn cứ. Theo nghiên cứu của cá nhân, chuyện VN chiếm 60km² đất của TQ là chuyện “bịa đặt” để TQ “lấy cớ” đánh VN.

Cuộc chiến đã xảy ra đúng như họ Đặng đã nói. Thời gian xung đột chỉ trong một tháng (quân TQ hoàn tất việc rút quân vào ngày 17 tháng 3 năm 1979). Địa bàn chiến tranh chỉ ở các tỉnh biên giới. Về “qui mô”, TQ cũng giới hạn không sử dụng hải quân và không quân.

Không có một dòng nào để ta có thể nghĩ rằng cuộc chiến biên giới 1979 có mối liên quan với vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa.

Cuộc chiến nhìn từ học giả nước ngoài.

Theo cái nhìn của cá nhân tôi, thuyết phục hơn hết là “nguyên nhân chiến lược”, dẫn từ tham luận “Security Issues in Southeast Asia: The Third Indochina War” của học giả Carlyle Thayer, đọc tại Hội Nghị “An Ninh và Kiểm Soát Vũ Khí tại Bắc Thái Bình Dương”, Đại học Quốc gia Úc (Canberra) tháng tám 1987.

Theo học giả Carlyle Thayer, TQ (và cả khối ASEAN) lo ngại sự thành hình của “liên minh chiến lược Đông dương” mà liên minh này thân Liên Xô. Quan niệm của VN “Đông dương là một đơn vị chiến lược duy nhứt, một chiến trường duy nhứt”. Quan niệm này đã thể hiện qua hai cuộc “chiến tranh Đông dương”, lần thứ nhứt giữa Bắc Việt với “thực dân Pháp” và lần hai giữa Bắc Việt với “đế quốc Mỹ”. Cuộc chiến 1979 được gọi là “cuộc chiến Đông dương lần thứ ba”, VN gọi TQ là “bọn bành trướng bá quyền”.

Nếu khảo sát sơ lược các diễn tiến lịch sử đã qua, ta thấy lý thuyết của học giả Carlyle Thayer được chứng minh. Điều này cũng “ăn khớp” với cái nhìn từ TQ.

Khúc quanh làm sụp đổ quan hệ giữa VN và TQ bắt đầu từ năm 1976, khi LX hứa hẹn viện trợ cho VN 3 tỉ đô la. Số tiền này bằng số tiền mà Mỹ hứa sẽ viện trợ, (nếu VN tôn trọng hiệp định Paris). VN trở thành “vệ tinh” của Liên Xô từ lúc này.

Từ năm 1965 đến 1975, LX đã trở thành nhà cung cấp chính yếu các nhu cầu kinh tế và quốc phòng để VN tiếp tục chiến tranh với Mỹ. Mỹ và TQ đã có những thỏa thuận quan trọng từ năm 1972. Năm 1973 Mỹ rút quân khỏi VN. Tất cả những nỗ lực của TQ giúp cho VN, trong 20 năm (từ 1950 đến 1970) là 20 tỉ đô la, nhằm mục đích phòng thủ về phía nam. Sau khi đạt thỏa thuận với Mỹ, TQ hạn chế mọi viện trợ kinh tế và quốc phòng cho VN.

Nhưng sau đó Liên Xô ảnh hưởng lên VN, đồng thời với Afghanistan cũng như Mông cổ và Bắc Hàn. Rốt cục TQ bị bao vây chặt chẽ từ bốn hướng bởi một kẻ thù chiến lược khác, nguy hiểm hơn cả Mỹ, vì LX có tham vọng về lãnh thổ còn Hoa Kỳ thì không.

Cũng năm 1976, những nhân vật thân TQ, như Hoàng Văn Hoan, bị loại khỏi Bộ Chính trị và mất hết các chức vụ trong đảng.

Tháng bảy năm 1977 VN ký kết “Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác” với Lào có nội dung hỗ tương “tăng cường năng lực phòng thủ… chống lại mọi ý đồ và các hành vi phá hoại của đế quốc chủ nghĩa và các lược lượng phản động ngoại lai…”.

“Đông dương là đơn vị chiến lược duy nhứt” theo quan điểm của VN đang được thành hình. Vấn đề là “đơn vị chiến lược” này thân LX.

Phản ứng của TQ qua Ngoại trưởng Hoàng Hoa là lên án “chủ nghĩa xét lại Xô Viết” đồng thời công khai cảnh cáo trước VN về hậu quả của một cuộc xâm lấn Campuchia.

Tiếp tục theo đuổi sách lược (bài Hoa thân LX) của mình, VN làm đơn xin gia nhập khối COMECON, là khối tương trợ về kinh tế do LX đứng đầu.

Hội nghị đảng tháng hai năm 1978, Hà Nội quyết định phát động chiến dịch “đánh tư sản mại bản” ở miền Nam. Có đến 30.000 doanh nghiệp tư nhân ở miền Nam bị “quốc hữu hóa” mà đa số do người Hoa làm chủ. Chiến dịch thanh lọc mà TQ gọi là “nạn kiều” cũng được phát động cùng thời kỳ. Hàng trăm ngàn người Việt gốc Hoa, phần lớn đã sinh ra và lớn lên ở VN, không biết tiếng Hoa, cũng bị “trục xuất”. Việc này tạo thành một cuộc “vượt biên” vĩ đại, bán chính thức, vì do chính công an VN đứng ra tổ chức. Hàng triệu người VN dùng vàng mua “vé” (trung bình 7 lượng vàng một đầu người) để lên những chiếc tàu đánh cá mong manh với hy vọng thoát thân. Trong khi hàng chục ngàn người Hoa sống ở miền Bắc thì theo đường bộ “vượt biên” trở về lục địa.

Đến thời điểm này nội bộ đảng TQ đã lên kế hoạch “cho VN một bài học”.

Tháng sáu 1978, TQ cho đóng cửa hàng loạt tòa lãnh sự ở VN. Cùng lúc VN chính thức gia nhập khối COMECON. Tháng 11 hai bên VN và LX ký kết hiệp ước an ninh hỗ tương.

Để đối phó, TQ thiết lập những quan hệ chặt chẽ với Mỹ, Nhật cũng như các nước ASEAN. Hiệp ước “Hòa bình và hữu nghị” giữa TQ và Nhật cũng được ký kết (tháng tám 1978).

Hai bên Nhật và TQ (lục địa cộng sản) không hề tuyên bố chiến tranh trong Thế chiến Thứ II. Không có chiến tranh sao lại ký hiệp định “hòa bình” ? Lợi ích chiến lược có đủ lý lẽ để giải thích. Qua cuộc chiến với VN, TQ lấy được niềm tin với khối tư bản Mỹ, Nhật… Cũng từ lúc này TQ “cất cánh” thành công, qua các kế hoạch “tứ hiện đại”, nhờ vào tư bản và kỹ thuật của Mỹ, Nhật.

Một tháng sau khi ký hiệp ước hỗ tương với LX, ngày 25 tháng chạp 1978 VN xua quân tiến vào lãnh thổ Campuchia.

Tức nước vỡ bờ, cuộc chiến 17 tháng hai 1979 là điều tất yếu phải đến.

Vấn đề là ta không hề thấy yếu tố Hoàng Sa “là nguyên nhân chính đưa đến cuộc chiến” trong bất kỳ lập luận nào của các học giả nước ngoài.

Yếu tố Hoàng Sa trong quá trình đàm phán về biên giới.

Lịch sử thành hình đường biên giới hai nước Việt Trung có nhiều uẩn khúc. “Đường biên giới lịch sử” giữa VN và TQ đã thành hình từ thời xa xưa “Nam quốc sơn hà nam đế cư”. Nếu chỉ tính đường biên giới “qui ước”, tức đường biên giới được tập quán quốc tế nhìn nhận, thì biên giới hai nước đã được phân định theo các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895. Vấn đề là các công ước này đã nhượng nhiều ngàn cây số vuông đất của VN cho TQ.

Theo tài liệu “Sự thật về quan hệ Việt Trung”, NXB Sự Thật, tháng 10-1979, đường hướng giải quyết tranh chấp về biên giới giữa hai nước Việt-Trung của VN được ghi lại khá cụ thể. Tháng 11 năm 1957, lãnh đạo CSVN đề nghị với Trung Quốc : “hai bên giữ nguyên trạng 2 đường biên giới do lịch sử để lại. Các tranh chấp về biên giới, nếu có, sẽ giải quyết bằng thuơng lượng, theo luật pháp quốc tế”.

Cũng theo tài liệu này, tháng 4 năm 1958, phía Trung Quốc trả lời đồng ý đề nghị của Việt Nam.

“Hai đường biên giới do lịch sử để lại” ở đây, dĩ nhiên, một là đường biên giới trên bộ, hai là đường biên giới trên biển (trong Vịnh bắc Việt – Golfe du Tonkin), do Pháp và nhà Thanh phân định năm 1887 (và năm 1895).

Vấn đề Hoàng Sa (và Trường sa) được hai bên đề cập nhân Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 Trung Quốc về hải phận và chủ quyền lãnh thổ của Cộng Hòa nhân dân Trung Quốc. Nội dung Tuyên bố gồm 4 điểm, tóm lược như sau:

Điểm 1 tuyên bố hải phận 12 hải lý áp dụng trên toàn lãnh thổ, kể cả các quần đảo Tây sa và Nam sa (tức Hoàng sa và Trường sa). Điểm 2 tuyên bố hệ thống đường cơ bản trên đất liền và các quần đảo ngoài khơi. Điểm 3 tuyên bố về vùng cấm không phận và hải phận đối với phi cơ và tàu bè quân sự nước ngoài. Điểm 4 khẳng định nội dung các điều 2 và 3 cũng được áp dụng cho các quần đảo HS và TS…

Ngày 14 tháng 9 năm 1958 Thủ Tướng Phạm văn Đồng ký công hàm tuyên bố VN “ghi nhận” và “tán thành” Tuyên bố đơn phương của TQ.

Công hàm cam kết : “Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.”

Tức là, đến thời điểm này VN nhìn nhận chủ quyền của TQ tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường của Liên Xô (và khối XHCN) về chủ quyền các quần đảo HS và TS, thể hiện qua Hội nghị San Francisco 1951. Theo đó LX và các nước thuộc khối XHCN ủng hộ lập trường của TQ. Cả hai bên TQ, Mao và Tưởng, đều không tham dự hội nghị. LX là quốc gia “đại diện quyền lợi” cho TQ tại Hội nghị này.

Trong khi đó đại diện của VNCH tại Hội nghị là ông Trần Văn Hữu, nhân dịp này đã lên tiếng khẳng định chủ quyền của VN tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Quan điểm của LX không thay đổi, cho đến tháng giêng năm 1974. LX lên án TQ sử dụng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa của VNCH. Quân lực Hoa Kỳ không can thiệp vì đã bị các điều ước của Hiệp định Paris 1973 ràng buộc. Trong khi miền Bắc (VNDCCH) thì “im lặng” còn MTGPMN từ khước ký vào bản lên án TQ xâm lăng HS của VNCH.

Cũng theo tài liệu dẫn trên, quan điểm của VN về biên giới trong Vịnh Bắc Việt, cho đến tháng 12 năm 1973 :

“Công ước Pháp-Thanh 1887, điều 2, đã nói rõ kinh tuyến Paris 105°53’ kinh tuyến đông (nghĩa là kinh tuyến 108°3’13’’ kinh tuyến đông Greenwich) là đường biên giới giữa hai nước trong vịnh Bắc bộ. Phía VN sẵn sàng bàn với phía TQ để xác định về cửa vịnh Bắc bộ, từ đó đi đến xác định chính thức đường biên giới trong vịnh.”

Yêu sách của phía VN như vậy là hợp lý vì phù hợp với lịch sử và pháp lý.

Nhưng quan niệm của TQ, năm 1974, sau khi xâm lăng quần đảo Hoàng Sa của VN : “trong vịnh Bắc bộ xưa nay không hề có đường biên giới, nay hai nước phải bàn bạc phân chia.”

Tức là phía TQ, trong chừng mực, đã “bội ước”.

Hai công ước Pháp-Thanh về biên giới 1887 và 1895 đã nhượng cho TQ các vùng đất quan trọng về kinh tế và chiến lược. Gồm:

Bán đảo Bạch Long, tức khu vực phía đông-bắc Móng Cái, diện tích khoảng 300 cây số vuông. Khu vực này hiện nay vẫn còn có một nhóm “dân tộc Kinh” sinh sống (gọi là Kinh đảo, ngày xưa gồm ba đảo Sơn Tâm, Hà Vĩ và Vu Đầu).

Đất thuộc hai tổng Kiến Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Hải Ninh.

Tổng Tụ long, thuộc Vị xuyên (Hà giang hiện nay) diện tích khoảng 700km², là một vùng đất phong phú về quặng mỏ.

Trên lý thuyết VN có thể “đặt lại” hiệu lực các công ước 1887-1895, vì nhà nước bảo hộ Pháp đã “bội ước” (Dol), lấy đất của VN nhượng cho TQ để được lợi ích về kinh tế.

VN đã chấp nhận những thiệt thòi này trên đất liền vì (hy vọng) phía TQ cũng làm tương tự ở biên giới trong Vịnh Bắc Việt.

Nhưng sau khi TQ chiếm được Hoàng Sa, lập tức TQ “phủi sạch” mọi hứa hẹn trước kia (về hai đường biên giới) với VN.

Dĩ nhiên, thái độ của VN, sau 1975, là “lật ngược” lại những cam kết của mình trước kia đối với TQ, như vấn đề Hoàng Sa.

Vì vậy, kết luận của Tiến sĩ Balazs Szalontai, cho rằng “tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa” là “nguyên nhân chính” đưa đến xung đột Việt-Trung năm 1979 là không thuyết phục.

Có thể vấn đề “bội ước” của TQ là “giọt nước làm tràn ly”. Nhưng lý do chính vẫn là TQ từ khuớc giúp miền Bắc “giải phóng miền Nam” (từ năm 1965), mà điều này mới là mấu chốt khiến VN “trở áo” với TQ để “đi” với LX.

Rốt cục VN chiến thắng trong cuộc chiến 1979. Quân TQ rút khỏi VN mà quân VN vẫn còn ở Campuchia cho đến mười năm sau.

Còn VN thì “học” được TQ một bài học để đời. Hội nghị Thành đô 1991 nói gì đến nay vẫn chưa ai biết. Kết quả thấy được là sau đó VN chấp nhận tất cả những yêu sách của TQ về biên giới.

Mời xem Video: Người Buôn Gió: Phúc Nghẹo là một người thích nổ, loại người núp dưới cái bóng áp chế của Nguyễn Phú Trọng


VN mất đất trên biên giới (do các công ước Pháp-Thanh). VN ký kết Hiệp định biên giới trên đất liền tháng 12 năm 1999 với TQ, chấp nhận “mất thêm” một số vùng lãnh thổ khác (do cuộc chiến biên giới 1979). Tháng 12 năm 2000 VN ký kết với TQ Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, đường biên giới mới được xác định. VN chịu lép vế không tính hiệu lực các đảo Bạch Long vĩ và Cồn cỏ đồng thời chấp nhận thiệt hại hàng chục ngàn cây số vuông biển (so với biên giới là đường kinh tuyến 108°3’13’’).

Riêng quần đảo Hoàng Sa thì không có gì để nói. TQ không chấp nhận bất kỳ đàm phán nào về quần đảo này. Ngoài ra TQ còn quân sự hóa, biến các đảo “chim ỉa” (nói theo ông Hồ khi nhượng quần đảo này cho TQ) trở thành những địa điểm trọng yếu về kinh tế và chiến lược.

FB Trương Nhân Tuấn

Quảng Bình: Kinh hoàng cả một vùng biển bị biến thành màu đỏ (VIDEO) Hoài Nam PhạmMon 6:33 AM Hôm 26/2/2017, trên facebook xuất hiện một đoạn clip do ngư dân ghi lại cho thấy những hình ảnh đáng sợ khi cả một vùng biển ngoài khơi bất ngờ bị chuyển sang màu đỏ như máu. Khu vực xảy ra cảnh tượng trên là tại vùng biển Quảng Bình, cách cửa biển Sông Gianh khoảng 24 hải lý. Theo quan sát từ video, mặt biển bị bao phủ bởi những váng nước màu đỏ có kích thước rộng lớn và không tan trong nước biển. Hiện tượng tương tự cũng đã xuất hiện tại nhiều nơi trên vùng biển các tỉnh miền Trung, nhưng cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra được bất cứ câu trả lời thuyết phục nào. Mọi nghi ngờ tiếp tục đổ dồn vào việc xả thải của Formosa. Mời xem Video: Báo Nhật: Tình báo Bắc Hàn bị mắc mưu của Trung quốc về chuyện Kim Jong Nam chưa hề chết? Mời xem Video: Video nóng: Dung dịch đỏ độc hại đã xuất hiện tại ven đầm Lăng Cô, Huế, chiều 23/2/2017. Đọc bài báo

Quảng Bình: Kinh hoàng cả một vùng biển bị biến thành màu đỏ (VIDEO)

Hoài Nam PhạmMon 6:33 AM



Hôm 26/2/2017, trên facebook xuất hiện một đoạn clip do ngư dân ghi lại cho thấy những hình ảnh đáng sợ khi cả một vùng biển ngoài khơi bất ngờ bị chuyển sang màu đỏ như máu.

Khu vực xảy ra cảnh tượng trên là tại vùng biển Quảng Bình, cách cửa biển Sông Gianh khoảng 24 hải lý.

Theo quan sát từ video, mặt biển bị bao phủ bởi những váng nước màu đỏ có kích thước rộng lớn và không tan trong nước biển.

Hiện tượng tương tự cũng đã xuất hiện tại nhiều nơi trên vùng biển các tỉnh miền Trung, nhưng cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra được bất cứ câu trả lời thuyết phục nào. Mọi nghi ngờ tiếp tục đổ dồn vào việc xả thải của Formosa.

Mời xem Video: Báo Nhật: Tình báo Bắc Hàn bị mắc mưu của Trung quốc về chuyện Kim Jong Nam chưa hề chết?


Mời xem Video: Video nóng: Dung dịch đỏ độc hại đã xuất hiện tại ven đầm Lăng Cô, Huế, chiều 23/2/2017. 


Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải = Con đường đi từ Formosa đến vành móng ngựa

Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải = Con đường đi từ Formosa đến vành móng ngựa

Hoài Nam PhạmMon 6:16 AM

Nguyễn Nhật- Thứ trưởng Bộ GTVT, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

Mời xem Video: Báo Nhật: Tình báo Bắc Hàn bị mắc mưu của Trung quốc về chuyện Kim Jong Nam chưa hề chết?

Theo thông báo chính thức của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW), từ ngày 15- 17/2, Ủy ban đã họp kỳ thứ 11, xem xét, kết luận việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng (BCSĐ) UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cá nhân liên quan đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.

UBKTTW đã chỉ rõ trách nhiệm chính thuộc về ông Võ Kim Cự, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban quản lý Khu kinh tế (2008-2010) và Nguyễn Nhật, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nay là Thứ trưởng Bộ GTVT, chịu trách nhiệm chính khi phụ trách công tác liên quan trực tiếp tới đối tác Formosa Hà Tĩnh và giải phóng mặt bằng dự án.

Nguyễn Nhật- Thứ trưởng Bộ GTVT, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

Vậy Nguyễn Nhật chịu trách nhiệm như thế nào trong vụ việc này!

1. Nguyễn Nhật có dấu hiệu cố ý làm trái pháp luật: 

Nguyễn Nhật cùng với Võ Kim Cự đã cố tình làm trái pháp luật về đầu tư: do đối với loại dự án như Formosa Hà Tĩnh cần có hai quyết định bắt buộc là:

(a) Quyết định của TTCP cho phép đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Điều 37 (Dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư);

(b) Ngoài ra đối với dự án với thời hạn đầu tư 70 năm phải được Chính phủ quyết định (Luật Đầu tư 2005, Điều 52 “Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm.” Lưu ý rằng Hiến pháp 2013, Điều 95 nêu rõ Chính phủ là gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.., chứ không phải của Thủ tướng)

Thực tế thời điểm hiện tại dự án Formosa Hà Tĩnh chưa có 2 quyết định này; tuy nhiên Nguyễn Nhật và Võ Kim Cự đều lý giải rằng Thủ tướng Chính phủ và các Bộ/ ngành đã đồng ý, và dự án này nằm trong khu kinh tế Vũng Áng. Lý luận của Nhật và Cự là lấp liếm, là chống chế mà thôi, do khu kinh tế này Thủ tướng mới chỉ phê duyệt đến năm 2025. Vì vậy quá rõ ràng Nguyễn Nhật và Võ Kim Cự đã có hành vi cố ý làm trái pháp luật.

Nguyễn Nhật – tay đút túi quần, thứ 2 từ phải qua- chỉ đạo triển khai nhanh dự án Formosa

2. Nguyễn Nhật có dấu hiệu bất chấp các quy định pháp lý, tạo ưu đãi cho Formosa về thuế, phí…

Ngoài việc cấp phép cho Formosa khởi công xây dựng dự án 70 năm trái pháp luật, Nguyễn Nhật tham mưu chính và cùng Võ Kim Cự triển khai hàng loạt chủ trương và hành động bất chấp các quy định pháp lý như

(a) Chỉ đường cho Formosa cách chạy để hưởng hàng loạt ưu đãi, rõ ràng nhất và thiệt hại cho nhà nước nhất là cho Formosa được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo;

(b) Cam kết ưu đãi khi dự án đi vào hoạt động, UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án;

(c) Sau khi quyết toán thuế, nếu bị lỗ thì Formosa được chuyển khoản lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế, thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm;

(d) Formosa được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải chuyên dùng để tạo tài sản cố định của dự án trong 5 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm phải nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được;

(e) Formosa được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao, bao gồm cả thu nhập thường xuyên và không thường xuyên, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài, làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng;

(g) Formosa được hỗ trợ giảm 50% chi phí quảng cáo trên Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh truyền hình Hà Tĩnh cho sản phẩm mới của nhà máy trong thời gian 1 năm.

3. Với vai trò chỉ đạo chính, Nguyễn Nhật vi phạm pháp luật về thu hồi, bồi thường, cưỡng chế, tái định cư,... cho các hộ dân trong dự án Formosa:

(a) Cho thuê 33 km2 đất, (để dễ so sánh, diện tích này lớn gấp 1,2 lần diện tích Ma Cao – Trung Quốc; tương đương diện tích của 4 quận nội thành Hà Nội: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng), gồm đất liền và bờ biển chạy dọc gần Đèo Ngang đến đường xuống cảng Vũng Áng, Kỳ Anh – Hà Tĩnh cho Tập đoàn Formosa, Đài Loan – Trung Quốc để làm dự án đầu tư. Với thời hạn 70 năm, giá thuê 96 tỷ đồng VN trong 70 năm (tức là chỉ khoảng 3,45 đồng/1m2 /01 tháng; có nghĩa là nhịn uống 1 ly nước trà 5.000 đồng thì thuê được 1450 m2 đất mà Nguyễn Nhật - Võ Kim Cự cho Formosa thuê tại Vũng Áng trong 1 tháng).

(b) Trong quá trình triển khai, Nguyễn Nhật đã cho Formosa đã đào một con sông và xây "chiến lũy" chạy dọc theo đường Quốc lộ 1A, trở thành như một vùng lãnh thổ “nội bất xuất, ngoại bất nhập" trên vùng đất này. Chính quyền huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh gấp rút triển khai ép buộc, cưỡng bức hơn 1.300 nghìn hộ dân với khoảng 33.000 nhân khẩu rơi vào cảnh cùng cực, đền bù không đúng, tái định cư đưa dân đến nơi như “ấp chiến lược”, không còn lối thoát cho cuộc sống hôm nay và mai sau. Người dân ở Kỳ Anh đã bức xúc, kêu cứu nhiều năm trước, một vài dẫn chứng cụ thể là:

+ Dự án trên, đã triển khai thực hiện không đúng Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của khu kính tế Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh và Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 20/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025. Đáng chú ý là trong các Quyết định trên của Thủ tướng đã nói rõ về khu dân dụng:“Các khu tái định cư: các hộ dân không gắn với nghề biển được bố trí đan xen trong các khu đô thị mới; các hộ dân gắn liền với nghề biển được bố trí ở ven sông Quyền thuộc xã Kỳ Hà và khu vực phía Tây núi Bàn Độ; các hộ dân làm nông nghiệp được bố trí ở chân núi Hoành Sơn phía Nam quốc lộ 1A đã nắn tuyến. Các khu dân cư nông thôn: được giữ nguyên vị trí hiện trạng; đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội và tạo việc làm cho các cư dân trong độ tuổi lao động”.

Mời xem Video: Người Buôn Gió: Phúc Nghẹo là một người thích nổ, loại người núp dưới cái bóng áp chế của Nguyễn Phú Trọng


Đau đớn thay! đất dưới chân núi Hoành Sơn phía Nam quốc lộ 1A đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện đã giao cho doanh nghiệp hoặc bán cho tư nhân. Dẫn đến đất tái định cư cho dân được tiến hành “lấy chỗ này đập chỗ khác” ; dân được định cư thì đưa lên vùng đồi núi; nhiều gia đình không có đất để làm nông nghiệp, không làm được nghề biển,… tập trung như: “Ấp chiến lược”, gió bấc, gió lào, nuôi gà gà chết, nuôi chó chó bỏ đi, dân chỉ biết ngẩng mặt lên trời mà kêu than;

+ Nguyễn Nhật đã chỉ đạo cấp huyện triển khai vi phạm pháp luật đất đai, không có quyết định thu hồi đất của từng hộ gia đình, vấn đề này đã được UBKTTWĐảng kết luận; thời gian đó nhiều văn bản không đưa bản chính mà chỉ đưa bản photo cho dân, số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng không công bố cụ thể mà chỉ bắt ép dân đến lấy, còn bao nhiêu tiền đúng sai dân khiếu nại không cần biết. Như hộ gia đình ông Nguyễn Đình Phiên ở xã Kỳ Thịnh: tại Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự toán kinh phí bồi thường cho gia đình ông Nguyễn Đình Phiên là 962 triệu đồng, nhưng UBND huyện Kỳ Anh đưa 03 văn bản cùng số (018/BBTT) không đóng dấu, nhưng cùng ngày (01/10/2010) cho gia đình ông Phiên với ba mức giá bồi thường khác nhau (962 triệu đồng, 636 triệu đồng, 622 triệu đồng); như vậy, gia đình ông Phiên được nhận số tiền nào? Sự chênh lệch và thiệt hại chỉ riêng hộ gia đình ông Phiên là hơn 300 triệu, dân thiệt hại còn tiền đó vào túi ai?.

Dân thắc mắc thì không giải đáp, không nhận đền bù thì cưỡng chế, dân phản ứng thì bắt giam xét xử quy tội cho bằng được. Thử hỏi pháp luật ở đâu trên thế giới này có tình trạng như vậy không? Tất cả những bức xúc này gây ra cho dân đều do Nguyễn Nhật chủ mưu và trực tiếp chỉ đạo.

+ Nguyễn Nhật còn sử dụng lực lượng Quân đội để cưỡng chế thu hồi đất của hộ dân, làm trái với chỉ thị của Bộ Quốc phòng (Quyết định số 2766/QĐ-CC ngày 21/11/2011 và Kế hoạch số 259/KH/UBND ngày 30/10/2011 của UBND huyện Kỳ Anh phản ánh điều đó, không khác gì việc triển khai 1 cuộc chiến với dân);

+ Nguyễn Nhật đã áp dụng nhiều giải pháp quái đản, như quy định ai có con cháu, anh em đang làm việc trong Cơ quan huyện Kỳ Anh, thậm chí là trong tĩnh Hà Tĩnh, mà không yêu cầu gia đình nhận tiền bồi thường đền bù, tự nguyện giao trả mặt bằng (dù đúng hay sai) thì bị sa thải, chuyển ngành; ai là đảng viên có nguy cơ bị khai trừ; ai muốn đăng ký kết hôn, xin xác nhận lý lịch, hay khai sinh cho con mới sinh, xin xác nhận thẩm tra lý lịch vào Đảng,… mà gia đình không nhận tiền đền bù, tự nguyện giao trả mặt bằng,.. sẽ không được giải quyết; dùng mọi biện pháp ngăn cản dân đi hoặc gửi đơn khiếu nại tố cáo đến các cơ quan Trung ương… Thử hỏi trên thế giới này, có nơi nào người dân bị áp bức, bị đè nén đến như vậy không!

4. Nguyễn Nhật cố ý làm trái pháp luật nhiều dự án khác, có dấu hiệu tham nhũng, lợi ích nhóm.

Nguyễn Nhật khi còn làm Tổng Giám đốc Tổng công ty Khoáng sản Hà Tĩnh, chủ yếu làm khai thác và xuất khẩu Titan, chưa biết đưa được lợi ích gì cho quê hương, cho đất nước nhưng có thể nói là một trong những người làm ảnh hưởng đến môi trường của Hà Tĩnh. Nguyễn Nhật kiếm bộn tiền từ xuất khẩu khoáng sản để chạy lên chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ngoài dự án Formosa có “công” làm “biển chết”, còn nhiều dự án khác mà trong đó đơn cử có thể kể đến “rừng hết” và “chợ mất” như sau:

(a) Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có diện tích đất và dân số nhỏ nhất cả nước, khoảng cách từ bờ biển đến biên giới với Lào là ngắn nhất. Có diện tích rừng là 276.000 ha, vậy mà trên 3 huyện giáp Lào là Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê có 12 dự án công trình thủy điện đã, đang và sẽ mọc lên. Những dự án do Nguyễn Nhật-nguyên Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp trực tiếp chỉ đạo - không chỉ góp phần phá hủy rừng núi, cây cối, động thực vật, hệ sinh thái, sông suối; thu hồi đất nông nghiệp – trồng rừng là nguồn sống chính của dân;…mà còn tạo nên những “quả bom nước” có thể vỡ bất cứ lúc nào nhấn chìm và cuốn trôi nhà cửa, tài sản và tính mạng người dân

(b) Nguyễn Nhật dùng thủ đoạn để tham nhũng, lợi ích nhóm trong 02 dự án chuyển dời 02 chợ truyền thống là Chợ huyện (cũ) Kỳ Anh và Chợ Hồng Lĩnh về tay 2 doanh nghiệp tư nhân; các doanh nghiệp phải lại quả thông qua hai dự án này riêng cho Nguyễn Nhật tổng cộng 18 tỷ đồng

Mời xem Video: Thế lực nào đứng sau báo Văn nghệ trẻ tung tin thất thiệt ‘đánh’ bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh?


Một con người cơ hội, ra mặt đạo đức giả, bòn vét không từ thứ gì của dân, câu kết với Formosa để đầu độc môi trường biển các tỉnh miền Trung, đẩy người dân lương thiện vào bước đường cùng… như Nguyễn Nhật, dùng tiền kiếm được để luồn lách lên tới Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, rồi khi nghe thấy Formosa có mùi của pháp luật, đã tìm cách chạy khỏi Hà Tĩnh, rồi leo tới chức Thứ trưởng Bộ GTVT…

Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng Nguyễn Nhật chắc chắn không thoát khỏi lao lý, vành móng ngựa và còng số 8 hẳn đang chờ đợi ông ta!


Chính Quang
* Tác giả gửi tới VANEWS

Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải = Con đường đi từ Formosa đến vành móng ngựa

Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải = Con đường đi từ Formosa đến vành móng ngựa

Hoài Nam PhạmMon 6:16 AM

Nguyễn Nhật- Thứ trưởng Bộ GTVT, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

Mời xem Video: Báo Nhật: Tình báo Bắc Hàn bị mắc mưu của Trung quốc về chuyện Kim Jong Nam chưa hề chết?

Theo thông báo chính thức của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW), từ ngày 15- 17/2, Ủy ban đã họp kỳ thứ 11, xem xét, kết luận việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng (BCSĐ) UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cá nhân liên quan đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.

UBKTTW đã chỉ rõ trách nhiệm chính thuộc về ông Võ Kim Cự, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban quản lý Khu kinh tế (2008-2010) và Nguyễn Nhật, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nay là Thứ trưởng Bộ GTVT, chịu trách nhiệm chính khi phụ trách công tác liên quan trực tiếp tới đối tác Formosa Hà Tĩnh và giải phóng mặt bằng dự án.

Nguyễn Nhật- Thứ trưởng Bộ GTVT, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

Vậy Nguyễn Nhật chịu trách nhiệm như thế nào trong vụ việc này!

1. Nguyễn Nhật có dấu hiệu cố ý làm trái pháp luật: 

Nguyễn Nhật cùng với Võ Kim Cự đã cố tình làm trái pháp luật về đầu tư: do đối với loại dự án như Formosa Hà Tĩnh cần có hai quyết định bắt buộc là:

(a) Quyết định của TTCP cho phép đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Điều 37 (Dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư);

(b) Ngoài ra đối với dự án với thời hạn đầu tư 70 năm phải được Chính phủ quyết định (Luật Đầu tư 2005, Điều 52 “Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm.” Lưu ý rằng Hiến pháp 2013, Điều 95 nêu rõ Chính phủ là gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.., chứ không phải của Thủ tướng)

Thực tế thời điểm hiện tại dự án Formosa Hà Tĩnh chưa có 2 quyết định này; tuy nhiên Nguyễn Nhật và Võ Kim Cự đều lý giải rằng Thủ tướng Chính phủ và các Bộ/ ngành đã đồng ý, và dự án này nằm trong khu kinh tế Vũng Áng. Lý luận của Nhật và Cự là lấp liếm, là chống chế mà thôi, do khu kinh tế này Thủ tướng mới chỉ phê duyệt đến năm 2025. Vì vậy quá rõ ràng Nguyễn Nhật và Võ Kim Cự đã có hành vi cố ý làm trái pháp luật.

Nguyễn Nhật – tay đút túi quần, thứ 2 từ phải qua- chỉ đạo triển khai nhanh dự án Formosa

2. Nguyễn Nhật có dấu hiệu bất chấp các quy định pháp lý, tạo ưu đãi cho Formosa về thuế, phí…

Ngoài việc cấp phép cho Formosa khởi công xây dựng dự án 70 năm trái pháp luật, Nguyễn Nhật tham mưu chính và cùng Võ Kim Cự triển khai hàng loạt chủ trương và hành động bất chấp các quy định pháp lý như

(a) Chỉ đường cho Formosa cách chạy để hưởng hàng loạt ưu đãi, rõ ràng nhất và thiệt hại cho nhà nước nhất là cho Formosa được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo;

(b) Cam kết ưu đãi khi dự án đi vào hoạt động, UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án;

(c) Sau khi quyết toán thuế, nếu bị lỗ thì Formosa được chuyển khoản lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế, thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm;

(d) Formosa được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải chuyên dùng để tạo tài sản cố định của dự án trong 5 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm phải nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được;

(e) Formosa được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao, bao gồm cả thu nhập thường xuyên và không thường xuyên, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài, làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng;

(g) Formosa được hỗ trợ giảm 50% chi phí quảng cáo trên Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh truyền hình Hà Tĩnh cho sản phẩm mới của nhà máy trong thời gian 1 năm.

3. Với vai trò chỉ đạo chính, Nguyễn Nhật vi phạm pháp luật về thu hồi, bồi thường, cưỡng chế, tái định cư,... cho các hộ dân trong dự án Formosa:

(a) Cho thuê 33 km2 đất, (để dễ so sánh, diện tích này lớn gấp 1,2 lần diện tích Ma Cao – Trung Quốc; tương đương diện tích của 4 quận nội thành Hà Nội: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng), gồm đất liền và bờ biển chạy dọc gần Đèo Ngang đến đường xuống cảng Vũng Áng, Kỳ Anh – Hà Tĩnh cho Tập đoàn Formosa, Đài Loan – Trung Quốc để làm dự án đầu tư. Với thời hạn 70 năm, giá thuê 96 tỷ đồng VN trong 70 năm (tức là chỉ khoảng 3,45 đồng/1m2 /01 tháng; có nghĩa là nhịn uống 1 ly nước trà 5.000 đồng thì thuê được 1450 m2 đất mà Nguyễn Nhật - Võ Kim Cự cho Formosa thuê tại Vũng Áng trong 1 tháng).

(b) Trong quá trình triển khai, Nguyễn Nhật đã cho Formosa đã đào một con sông và xây "chiến lũy" chạy dọc theo đường Quốc lộ 1A, trở thành như một vùng lãnh thổ “nội bất xuất, ngoại bất nhập" trên vùng đất này. Chính quyền huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh gấp rút triển khai ép buộc, cưỡng bức hơn 1.300 nghìn hộ dân với khoảng 33.000 nhân khẩu rơi vào cảnh cùng cực, đền bù không đúng, tái định cư đưa dân đến nơi như “ấp chiến lược”, không còn lối thoát cho cuộc sống hôm nay và mai sau. Người dân ở Kỳ Anh đã bức xúc, kêu cứu nhiều năm trước, một vài dẫn chứng cụ thể là:

+ Dự án trên, đã triển khai thực hiện không đúng Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của khu kính tế Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh và Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 20/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vũng Áng - tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025. Đáng chú ý là trong các Quyết định trên của Thủ tướng đã nói rõ về khu dân dụng:“Các khu tái định cư: các hộ dân không gắn với nghề biển được bố trí đan xen trong các khu đô thị mới; các hộ dân gắn liền với nghề biển được bố trí ở ven sông Quyền thuộc xã Kỳ Hà và khu vực phía Tây núi Bàn Độ; các hộ dân làm nông nghiệp được bố trí ở chân núi Hoành Sơn phía Nam quốc lộ 1A đã nắn tuyến. Các khu dân cư nông thôn: được giữ nguyên vị trí hiện trạng; đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội và tạo việc làm cho các cư dân trong độ tuổi lao động”.

Mời xem Video: Người Buôn Gió: Phúc Nghẹo là một người thích nổ, loại người núp dưới cái bóng áp chế của Nguyễn Phú Trọng


Đau đớn thay! đất dưới chân núi Hoành Sơn phía Nam quốc lộ 1A đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện đã giao cho doanh nghiệp hoặc bán cho tư nhân. Dẫn đến đất tái định cư cho dân được tiến hành “lấy chỗ này đập chỗ khác” ; dân được định cư thì đưa lên vùng đồi núi; nhiều gia đình không có đất để làm nông nghiệp, không làm được nghề biển,… tập trung như: “Ấp chiến lược”, gió bấc, gió lào, nuôi gà gà chết, nuôi chó chó bỏ đi, dân chỉ biết ngẩng mặt lên trời mà kêu than;

+ Nguyễn Nhật đã chỉ đạo cấp huyện triển khai vi phạm pháp luật đất đai, không có quyết định thu hồi đất của từng hộ gia đình, vấn đề này đã được UBKTTWĐảng kết luận; thời gian đó nhiều văn bản không đưa bản chính mà chỉ đưa bản photo cho dân, số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng không công bố cụ thể mà chỉ bắt ép dân đến lấy, còn bao nhiêu tiền đúng sai dân khiếu nại không cần biết. Như hộ gia đình ông Nguyễn Đình Phiên ở xã Kỳ Thịnh: tại Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự toán kinh phí bồi thường cho gia đình ông Nguyễn Đình Phiên là 962 triệu đồng, nhưng UBND huyện Kỳ Anh đưa 03 văn bản cùng số (018/BBTT) không đóng dấu, nhưng cùng ngày (01/10/2010) cho gia đình ông Phiên với ba mức giá bồi thường khác nhau (962 triệu đồng, 636 triệu đồng, 622 triệu đồng); như vậy, gia đình ông Phiên được nhận số tiền nào? Sự chênh lệch và thiệt hại chỉ riêng hộ gia đình ông Phiên là hơn 300 triệu, dân thiệt hại còn tiền đó vào túi ai?.

Dân thắc mắc thì không giải đáp, không nhận đền bù thì cưỡng chế, dân phản ứng thì bắt giam xét xử quy tội cho bằng được. Thử hỏi pháp luật ở đâu trên thế giới này có tình trạng như vậy không? Tất cả những bức xúc này gây ra cho dân đều do Nguyễn Nhật chủ mưu và trực tiếp chỉ đạo.

+ Nguyễn Nhật còn sử dụng lực lượng Quân đội để cưỡng chế thu hồi đất của hộ dân, làm trái với chỉ thị của Bộ Quốc phòng (Quyết định số 2766/QĐ-CC ngày 21/11/2011 và Kế hoạch số 259/KH/UBND ngày 30/10/2011 của UBND huyện Kỳ Anh phản ánh điều đó, không khác gì việc triển khai 1 cuộc chiến với dân);

+ Nguyễn Nhật đã áp dụng nhiều giải pháp quái đản, như quy định ai có con cháu, anh em đang làm việc trong Cơ quan huyện Kỳ Anh, thậm chí là trong tĩnh Hà Tĩnh, mà không yêu cầu gia đình nhận tiền bồi thường đền bù, tự nguyện giao trả mặt bằng (dù đúng hay sai) thì bị sa thải, chuyển ngành; ai là đảng viên có nguy cơ bị khai trừ; ai muốn đăng ký kết hôn, xin xác nhận lý lịch, hay khai sinh cho con mới sinh, xin xác nhận thẩm tra lý lịch vào Đảng,… mà gia đình không nhận tiền đền bù, tự nguyện giao trả mặt bằng,.. sẽ không được giải quyết; dùng mọi biện pháp ngăn cản dân đi hoặc gửi đơn khiếu nại tố cáo đến các cơ quan Trung ương… Thử hỏi trên thế giới này, có nơi nào người dân bị áp bức, bị đè nén đến như vậy không!

4. Nguyễn Nhật cố ý làm trái pháp luật nhiều dự án khác, có dấu hiệu tham nhũng, lợi ích nhóm.

Nguyễn Nhật khi còn làm Tổng Giám đốc Tổng công ty Khoáng sản Hà Tĩnh, chủ yếu làm khai thác và xuất khẩu Titan, chưa biết đưa được lợi ích gì cho quê hương, cho đất nước nhưng có thể nói là một trong những người làm ảnh hưởng đến môi trường của Hà Tĩnh. Nguyễn Nhật kiếm bộn tiền từ xuất khẩu khoáng sản để chạy lên chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ngoài dự án Formosa có “công” làm “biển chết”, còn nhiều dự án khác mà trong đó đơn cử có thể kể đến “rừng hết” và “chợ mất” như sau:

(a) Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có diện tích đất và dân số nhỏ nhất cả nước, khoảng cách từ bờ biển đến biên giới với Lào là ngắn nhất. Có diện tích rừng là 276.000 ha, vậy mà trên 3 huyện giáp Lào là Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê có 12 dự án công trình thủy điện đã, đang và sẽ mọc lên. Những dự án do Nguyễn Nhật-nguyên Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp trực tiếp chỉ đạo - không chỉ góp phần phá hủy rừng núi, cây cối, động thực vật, hệ sinh thái, sông suối; thu hồi đất nông nghiệp – trồng rừng là nguồn sống chính của dân;…mà còn tạo nên những “quả bom nước” có thể vỡ bất cứ lúc nào nhấn chìm và cuốn trôi nhà cửa, tài sản và tính mạng người dân

(b) Nguyễn Nhật dùng thủ đoạn để tham nhũng, lợi ích nhóm trong 02 dự án chuyển dời 02 chợ truyền thống là Chợ huyện (cũ) Kỳ Anh và Chợ Hồng Lĩnh về tay 2 doanh nghiệp tư nhân; các doanh nghiệp phải lại quả thông qua hai dự án này riêng cho Nguyễn Nhật tổng cộng 18 tỷ đồng

Mời xem Video: Thế lực nào đứng sau báo Văn nghệ trẻ tung tin thất thiệt ‘đánh’ bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh?


Một con người cơ hội, ra mặt đạo đức giả, bòn vét không từ thứ gì của dân, câu kết với Formosa để đầu độc môi trường biển các tỉnh miền Trung, đẩy người dân lương thiện vào bước đường cùng… như Nguyễn Nhật, dùng tiền kiếm được để luồn lách lên tới Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, rồi khi nghe thấy Formosa có mùi của pháp luật, đã tìm cách chạy khỏi Hà Tĩnh, rồi leo tới chức Thứ trưởng Bộ GTVT…

Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng Nguyễn Nhật chắc chắn không thoát khỏi lao lý, vành móng ngựa và còng số 8 hẳn đang chờ đợi ông ta!


Chính Quang
* Tác giả gửi tới VANEWS

Đoàn Thị Hương nói ‘bị lợi dụng’

Đoàn Thị Hương nói ‘bị lợi dụng’

Thùy TrâmSun 9:14 AM

Nghi can người Việt Đoàn Thị Hương trước và sau vụ ám sát anh trai của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un. 

Mời xem Video: Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam – Tướng Tô Lâm khẳng định VN sẽ “bảo vệ tích cực” sát thủ Đoàn Thị Hương, nữ nghi phạm giết ông Kim Jong Nam

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã được phép tiếp xúc với nghi can Đoàn Thị Hương hôm 25/2, và cô gái người Nam Định này nói rằng cô ‘bị lợi dụng’, và rằng cô tưởng “tham gia đóng video clip hài”.

Đại diện Đại sứ quán Việt Nam hôm 25/2 đã tới gặp nữ nghi can, và “xác định đúng là công dân Việt Nam, tên là Đoàn Thị Hương, sinh năm 1988 tại Nam Định”.

Đây là lần đầu tiên phía Việt Nam được tiếp xúc với cô Hương kể từ khi cô bị bắt 10 ngày trước. Thông cáo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết rằng sức khỏe của cô “ổn định”.


Ít ngày sau khi cô Hương bị bắt vì bị nghi dính líu tới vụ ám sát người anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, báo chí Malaysia dẫn lời các nguồn tin viết rằng nữ nghi can người Việt và một nữ nghi can Indonesia khai rằng họ “tưởng tham gia một trò chơi khăm, vô hại trên truyền hình”.

Một hình ảnh từ máy quay an ninh cho thấy một người phụ nữ mặc áo trắng được cho là cô Đoàn Thị Hương tấn công ông Kim Jong Nam hôm 13/2.

Mời quý vị xem thêm: Tin Nóng: Video cận cảnh nữ sát thủ Đoàn Thị Hương sát hại ông Kim Jong Nam từ máy thu hình tại sân bay mới được cảnh sát Mã Lai công bố




Cảnh sát trưởng quốc gia Malaysia trong tuần này nói rằng hai nữ nghi can đã “được trả tiền” và “được huấn luyện” thực hiện vụ ám sát ông Kim Jong Nam.

Bộ Ngoại giao cho biết rằng Bộ và các cơ quan chức năng Việt Nam “sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Malaysia trong việc điều tra vụ việc này”.

Mời xem Video: Giải mã vì sao những nguyên nhân khó hiểu buộc người ta phải sát hại Kim Jong Nam?


Việt Nam cũng đã “đề nghị phía Malaysia xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật Malaysia, pháp luật và thông lệ quốc tế; đồng thời tìm hiểu các thủ tục để hỗ trợ về mặt pháp lý, tôn trọng quyền lợi chính đáng của công dân”.

Viễn Đông
VOA

Về sự kiện dựng tượng đài Hồ Chí Minh bất thành tại nước Áo

Về sự kiện dựng tượng đài Hồ Chí Minh bất thành tại nước Áo

Thùy TrâmSun 8:39 AM

Về sự kiện dựng tượng đài Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)

Mời xem Video: Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam – Tướng Tô Lâm khẳng định VN sẽ “bảo vệ tích cực” sát thủ Đoàn Thị Hương, nữ nghi phạm giết ông Kim Jong Nam

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Áo, nhà nước Việt Nam mong muốn tặng thủ đô Viên của nước Áo một bức tượng bán thân Hồ Chí Minh, dự định được đặt trong công viên Donau. Mặc dù đã được cấp giấy phép, nhưng trước làn sóng chỉ trích, chống đối dữ dội thành phố Viên đã rút lại quyết định, đình chỉ dự án này.

Bức tượng Hồ Chí Minh cao hơn 2 mét (kể cả bục) 
dự định được đặt trong công viên Donau tại thủ đô Viên của nước Áo
Hội Hữu nghị Áo-Việt 

Dự án thành lập tượng đài HCM được xúc tiến bởi Hội Hữu nghị Áo - Việt (một tổ chức thân nhà nước Việt Nam) có trụ sở ở thủ đô Viên của Áo. Năm ngoái ngày 03.08.2016 hội Hữu nghị Áo-Việt đã vui mừng thông báo trên trang web chính thức của hội rằng, thành phố Viên đã cấp giấy phép xây dựng tượng đài trong công viên Donau tại thủ đô Viên của nước Áo.

Chi phí xây dựng tượng đài ở công viên Donau sẽ do phía Việt Nam đảm nhận. Khi hoàn tất sẽ bàn giao cho giới hữu trách thành phố Viên quản lý, chăm sóc và bảo trì.

Dự kiến tượng đài Hồ Chí Minh sẽ được khánh thành vào cuối năm nay nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Áo-Việt (1/12/1972 - 1/12/2017).

Ông Marcus Strohmeier thành viên Hội đồng quản trị của hội Hữu nghị Áo-Việt đồng thời là đảng viên của đảng SPÖ (đảng Dân chủ Xã hội Áo) là người đi vận động hành lang (Lobby) để chính quyền thành phố Viên cấp giấy phép cho dự án.

Ông từng trả lời phỏng vấn truyền hình ngày 06.12.2014 về đề tài quân đội nhân dân Việt Nam (https://www.youtube.com/watch?v=jhuNmQNAvyA) và ông đem ra khoe bức ảnh chụp ông hân hạnh được tiếp kiến đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của chủ tịch HCM.


Làn sóng phẫn nộ của người Việt khắp nơi trên thế giới

Thời gian kéo dài cho đến đầu năm 2017, mọi việc tưởng chừng như trôi chảy êm xuôi, chỉ còn chờ lễ khánh thành tượng đài HCM vào cuối năm nay. Nhưng vài ngày trước Tết ta, tổ chức Diễn đàn Việt Nam 21 ở Đức đã phát giác ra dự án này, lập tức viết thư phản đối gửi đến chính quyền thủ đô Viên của Áo và báo động cho đồng bào không những ở nước Đức mà khắp nơi trên thế giới. Trong kháng thư gửi đến chính quyền thành phố Viên được nhấn mạnh: "Chúng tôi chống xây dụng tượng đài Hồ Chí Minh vì quan niệm rằng tệ trạng sùng bái cá nhân, một dấu hiện nhận diện ra độc tài, dành cho một nhân vật chính trị và lịch sử mờ ám không phù hợp cho khung cảnh chính trị của xã hội dân chủ-tự do ở Áo."

Ngay sau đó Liên hội người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức đã tổ chức thu chữ ký khắp nơi trên thế giới phản đối dự án này, đồng thời viết thư phản kháng gửi đến chính quyền Áo, các chính đảng và liên lạc với các hội đoàn người Việt ở Áo để kết hợp đấu tranh.

Hội Việt-Áo Văn Hóa và Dân Chủ đã phối hợp với các hội đoàn người Việt tị nạn cộng sản ở Áo, ở châu Âu để làm kiến nghị phản đối gửi đến các giới chức, dân biểu Áo và báo chí truyền thông.

Ngoài ra còn có nhiều hội đoàn và đoàn thể cũng như nhiều cá nhân khi hay tin đã nhiệt tình dấn thân góp phần đấu tranh dẹp bỏ tượng đài HCM.

Đặc biệt là Hội Việt Áo Văn Hóa và Dân Chủ đã vận động chính giới Áo rất thành công và có sự kết hợp làm việc chặt chẽ giữa Hội Việt Áo Văn Hóa và Dân Chủ và Liên hội người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức.

Bùng nổ làn sóng chỉ trích, phê phán ở Áo

Nhờ vào các hình thức phản đối và đấu tranh nêu trên của người Việt tỵ nạn tại Áo vả Đức cũng như từ khắp nơi trên thế giới, chính giới và báo chí Áo đã chú ý đến dự án thành lập tượng đài HCM này.

Sau khi tuần báo Falter là tờ báo đầu tiên ở Áo đưa tin về dự án thành lập tượng đài HCM với câu hỏi: "Tại sao lại như thế?" thì báo chí nước Áo bắt đầu nhập cuộc.

Tờ báo Krone viết: "Vô số tội phạm chiến tranh, Hàng triệu người chết, tra tấn có hệ thống và khủng bố đẫm máu. Bảng thành tích đầy xác người này rõ ràng là điều kiện lý tưởng để được vinh danh với một tượng đài ở thành phố Viên", và bài báo trích lời của nữ ký giả trên tuần báo Falter: "thành phần 68 (phản chiến) trong cánh tả của tòa thị chính thủ đô Viên lại quên không nhắc đến những chiến dịch thanh trừng, những phát súng bắn vào gáy, những màn tra tấn ghê tởm nhất đối với những phi công Mỹ bị bắt hay những trại tù cải tạo cộng sản của Hồ Chí Minh".

Tờ Kleine Zeitung, ký giả Christian Weniger viết: "Một điều không thể hiểu được là tại sao nước Áo lại cần lập đài tưởng niệm cho một nhà chính trị cộng sản nhiều thị phi, khi mà đất nước của ông ta không phải là mảnh đất phì nhiêu cho tự do và nhân quyền".

Tờ Die Presse, ký giả Erich Kocina viết: "Đài tưởng niệm cho một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi không dễ dàng thuyết phục được ai. Hồ Chí Minh, người đã kết thúc chế độ thực dân Pháp không phải người là có thanh danh tốt đẹp nhất. Nhà lãnh đạo Cộng sản, chết năm 1969, bị tố cáo là tra tấn và giết các đối thủ chính trị".

Tại Đức, bài của bà Vera Lengfeld (cựu dân biểu liên bang Đức) trên tờ ef có đoạn: "Vào tháng 10 năm nay một đài tưởng niệm tên độc tài và kẻ giết người hàng loạt Hồ Chí Minh sẽ được khánh thành tại công viên Donau ở thủ đô Viên. Cán bộ công đoàn Marcus Strohmeier trong hội đồng quản trị Hội Áo-Việt đã thành công trong việc vận động Tòa thị chính thành phố Viên cho dự án này". 

Các chính đảng Áo lên tiếng phản kháng

Chống đối mạnh nhất là đảng Nhân dân Áo (ÖVP). Ông Manfred Juraczka, Chủ tịch khối nghị viên đảng ÖVP thủ đô Viên, đã bình phẩm việc xây đài tưởng niệm Hồ Chí Minh: "Đây đúng là một sự sỉ nhục khi thành phố Viên không sợ liên hệ đến một kẻ sát nhân hàng loạt". Còn bà Maria Fekter, nữ phát ngôn văn hóa của đảng ÖVP thì mỉa mai rằng, "Đây có lẽ là một chuyện đùa của lễ hóa trang".

Ông Gernot Blümel, Chủ tịch chi bộ đảng ÖVP thành phố Viên nói: "Thật kỳ lạ, người ta muốn dựng tượng đài cho một nhân vật lịch sử cực kỳ gây tranh cãi như Hồ Chí Minh ngay trong lúc thành phố Viên đang bàn luận chuyện đổi tên quảng trường Heldenplatz". 

Đảng tự do Áo (FPÖ) cũng lên tiếng chỉ trích liên minh 2 đảng Đỏ-Xanh (SPÖ – Grüne) đang cầm quyền thủ đô Viên về quyết định cho phép dựng tượng đài. Ông Norbert Hofer, Phó chủ tịch FPÖ và Đệ tam chủ tịch Hội đồng quốc gia cho rằng, "Bộ trưởng văn hóa liên bang Drozda phải lên tiếng chống đối chuyện dựng tượng đài ở công viên Donau vinh danh kẻ sát nhân hàng loạt Hồ Chí Minh".

Sau đó đảng Xanh là đảng đang liên minh với đảng SPÖ (đảng Dân chủ Xã hội Áo) cầm quyền thủ đô Viên đã lên tiếng bằng Tweeter rằng,"đảng bộ địa phương và thành phố đã không hề đồng ý với dự án dựng tượng đài HCM".

Trước làn sóng chỉ trích và phản đối mãnh liệt trên, ông Peter Jankowitsch, Chủ tịch Hội Áo - Việt và là cựu Bộ trưởng ngoại giao (thuộc đảng Dân chủ Xã hội SPÖ) đã biện luận, "Để chào mừng 45 năm kỷ niệm mối bang giao Áo - Việt, nhà nước Việt Nam hoạch định nhiều việc, trong đó có ý kiến tặng thủ đô Viên một tượng bán thân Chủ tịch HCM”. Nguyện vọng này đã đề đạt lên thành phố Viên và được sự đồng ý".

Ông Jankowitsch không hoàn toàn hiểu được những chỉ trích quyết định vì tai tiếng Hồ Chí Minh. "Đối với Việt Nam hiện nay, ông ấy là một anh hùng dân tộc, như vua Franz Jopsef ở Áo – Hung xa xưa. Điều này người ta có thể chấp nhận hay phủ nhận. Nhưng trong bang giao, thật khó khăn để chúng ta từ chối biểu tượng quốc gia của họ".

Ông Jankowitsch cho rằng, cáo buộc Hồ Chí Minh là kẻ sát nhân hàng loạt là "nực cười". Điều này lịch sử không minh chứng. "Ở đây ta cũng có thể nói Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson là kẻ sát nhân hàng loạt vì đã tiến hành chiến tranh Việt Nam".Những cáo buộc là phần "chiến dịch trả thù" mà người Việt lưu vong đang thực hiện.

Chính quyền thủ đô Viên quyết định đình chỉ dự án

Cuối cùng, chiều thứ năm ngày 23.02.2017 tại văn phòng của Nghị viên thành phố phụ trách văn hóa, Andreas Mailath-Pokony (Đảng dân chủ xã hội Áo -SPÖ), một nữ phát ngôn của ông đã tuyên bố với thông tấn xã Áo (APA): "Thành phố Viên đã cho ngưng lại dự án xây dựng tượng đài HCM". 

Mời xem Video: Trận chiến quyền lực bắt đầu: Bộ Công An bất chấp lệnh Tổng bí thư NGuyễn Phú Trọng?


Bà nhấn mạnh: "Các căn cứ quyết định sẽ được thẩm định lại". Ngoài ra cần phải hoàn thiện những quy định cho rõ ràng để tương lai tránh được trường hợp những tượng đài được thiết lập "mà không phù hợp với giá trị mỹ thuật hoặc giá trị lịch sử văn hóa và không liên quan gì đến thành phố Viên"./.

25/2/2017

Đặng Hà
DLB


Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Nguyễn Phú Trọng âm mưu ném đá dấu tay, tấn công Nguyễn Xuân Anh?

Nguyễn Phú Trọng âm mưu ném đá dấu tay, tấn công Nguyễn Xuân Anh?

Thùy TrâmSun 8:04 AM

Nguyễn Phú Trọng âm mưu ném đá dấu tay, tấn công Nguyễn Xuân Anh? 

Mời xem Video: Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam – Tướng Tô Lâm khẳng định VN sẽ “bảo vệ tích cực” sát thủ Đoàn Thị Hương, nữ nghi phạm giết ông Kim Jong Nam

Không điên gì để tự dưng vô cớ mà báo Văn nghệ Trẻ của Hội Nhà văn lại lôi đầu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh ra tố. Dù là tố đúng hay sai thì phải có một thế lực... thù địch đứng đằng sau, giựt dây và dùng Văn nghệ Trẻ để ném đá giấu tay.

"Diện" của chuyện này là việc có 2 biển số (trắng và xanh) đều mang số BKS: 43A-299.99. Một là của Nguyễn Xuân Anh, hai là của một người dân tên Nguyễn Văn Hùng. Từ đó, dẫn đến nghi vấn là ông bí thư đi xe với biển số giả. Nghi vấn này tạo sự giật gân, một chuyện... "tày trời" (như chính Nguyễn Xuân Anh tuyên bố sau đó "Việc lãnh đạo thành phố đi xe biển giả là chuyện tày trời") để dư luận chú ý. Thật ra bản chất việc này không quan trọng, chỉ cần giải thích là có 2 biển số giống nhau và gây ngộ nhận là xong. Cùng lắm nó chỉ cho thấy hệ thống biển số tại Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung là có vấn đề.

"Điểm" của chuyện tố cáo là chiếc xe Toyota Avalon Limited dành cho Nguyễn Xuân Anh có giá thị trường 2,5 tỷ. Điều này vi phạm Quyết định 32 quy định bí thư cấp tỉnh, thành chỉ được dùng xe ở mức 1,1 tỷ.

NguyễKhông điên gì để tự dưng vô cớ mà báo Văn nghệ Trẻ của Hội Nhà văn lại lôi đầu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh ra tố. Dù là tố đúng hay sai thì phải có một thế lực... thù địch đứng đằng sau, giựt dây và dùng Văn nghệ Trẻ để ném đá giấu tay.

"Diện" của chuyện này là việc có 2 biển số (trắng và xanh) đều mang số BKS: 43A-299.99. Một là của Nguyễn Xuân Anh, hai là của một người dân tên Nguyễn Văn Hùng. Từ đó, dẫn đến nghi vấn là ông bí thư đi xe với biển số giả. Nghi vấn này tạo sự giật gân, một chuyện... "tày trời" (như chính Nguyễn Xuân Anh tuyên bố sau đó "Việc lãnh đạo thành phố đi xe biển giả là chuyện tày trời") để dư luận chú ý. Thật ra bản chất việc này không quan trọng, chỉ cần giải thích là có 2 biển số giống nhau và gây ngộ nhận là xong. Cùng lắm nó chỉ cho thấy hệ thống biển số tại Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung là có vấn đề.

"Điểm" của chuyện tố cáo là chiếc xe Toyota Avalon Limited dành cho Nguyễn Xuân Anh có giá thị trường 2,5 tỷ. Điều này vi phạm Quyết định 32 quy định bí thư cấp tỉnh, thành chỉ được dùng xe ở mức 1,1 tỷ.

Nguyễn Xuân Anh đã dại dột đòi kiện báo Văn nghệ Trẻ về cái "điểm" biển số xe và ngu ngơ tỉnh bơ trưng ra bằng chứng với hóa đơn của chiếc xe: giá xe 1,3 tỷ sau thuế, vượt qua mức quy định 1,1 tỷ đồng sau thuế.

Cũng từ Nguyễn Xuân Anh cho biết thì 20 năm qua, thành phố được các doanh nghiệp tặng 8 chiếc xe ô tô để sử dụng. Trong đó có các chiếc hiệu Mercedes, Land Cruiser. Toàn là những loại xe cao cấp hơn Toyota Avalon. Trong số này bao nhiêu chiếc có giá thị trường cao hơn mức quy định của Quyết định 32?

Việc một quan chức như Nguyễn Xuân Anh tỉnh bơ cho biết các xe mắc tiền này là do doanh nghiệp tặng cho thấy tình trạng doanh nghiệp hối lộ các quan chức qua danh nghĩa "tặng quà" cho cơ quan nhà nước và các quan chức sử dụng là chuyện bình thường dưới huyện. Nhưng khi cần thanh toán nhau thì các "đồng chí nhưng không cùng bọn" cũng có thể biến chuyện bình thường dưới huyện thành "tự diễn biến", "tự suy thoái".

Vậy thì thế lực nào đứng sau vụ này, đưa chuyện giật gân biển số xanh làm diện và tội vi phạm quy định của chính phủ làm điểm tấn công Nguyễn Xuân Anh.

Văn Nghệ trẻ trực thuộc Hội Nhà văn vốn nằm dưới quyền sinh sát của Hữu Thỉnh đã bám ghế chủ tịch hội này hơn 20 năm và là người được xem là tuyệt đối trung thành với bất cứ kẻ nào đang ngồi ghế tổng bí thư. Văn Nghệ trẻ chỉ là một tờ báo cắc ké, là “báo con” của tờ Văn Nghệ Việt Nam. Do đó nó được đem ra làm... chiến sĩ xung kích để đánh Nguyễn Xuân Anh. Xong vai trò và trước khi Nguyễn Xuân Anh đòi kiện là nó được Trương Minh Tuấn, Bộ Thông tin- Truyền Thông cho đàn em Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc khai tử.

Lý do Cục Báo chí đưa ra cho quyết định chấm dứt hoạt động của vannghetre.net hoàn toàn không dính dáng gì đến chuyện biển số xanh đỏ mà là tên miền vannghetre.net không có giấy phép, vi phạm theo điểm B, khoản 3, điều 5, Nghị định 159/2013 của chính phủ. Không lẽ đụng chuyện bây giờ mới biết một bộ phận của Hội Nhà văn hoạt động bất hợp pháp? Điều này cho thấy đây là hành vi cố tình khai tử một con tốt sang sông, một tính toán nhiều thủ đoạn của Trương Minh Tuấn. Trương Minh Tuấn cũng là Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương và là đàn em thân tín với Nguyễn Phú Trọng.

Đứng đằng sau cánh màn nhung để âm mưu ném đá giấu tay, tấn công Nguyễn Xuân Anh phải chăng là đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng?

23.02.2017n Xuân Anh đã dại dột đòi kiện báo Văn nghệ Trẻ về cái "điểm" biển số xe và ngu ngơ tỉnh bơ trưng ra bằng chứng với hóa đơn của chiếc xe: giá xe 1,3 tỷ sau thuế, vượt qua mức quy định 1,1 tỷ đồng sau thuế.

Cũng từ Nguyễn Xuân Anh cho biết thì 20 năm qua, thành phố được các doanh nghiệp tặng 8 chiếc xe ô tô để sử dụng. Trong đó có các chiếc hiệu Mercedes, Land Cruiser. Toàn là những loại xe cao cấp hơn Toyota Avalon. Trong số này bao nhiêu chiếc có giá thị trường cao hơn mức quy định của Quyết định 32?

Việc một quan chức như Nguyễn Xuân Anh tỉnh bơ cho biết các xe mắc tiền này là do doanh nghiệp tặng cho thấy tình trạng doanh nghiệp hối lộ các quan chức qua danh nghĩa "tặng quà" cho cơ quan nhà nước và các quan chức sử dụng là chuyện bình thường dưới huyện. Nhưng khi cần thanh toán nhau thì các "đồng chí nhưng không cùng bọn" cũng có thể biến chuyện bình thường dưới huyện thành "tự diễn biến", "tự suy thoái".

Vậy thì thế lực nào đứng sau vụ này, đưa chuyện giật gân biển số xanh làm diện và tội vi phạm quy định của chính phủ làm điểm tấn công Nguyễn Xuân Anh.

Văn Nghệ trẻ trực thuộc Hội Nhà văn vốn nằm dưới quyền sinh sát của Hữu Thỉnh đã bám ghế chủ tịch hội này hơn 20 năm và là người được xem là tuyệt đối trung thành với bất cứ kẻ nào đang ngồi ghế tổng bí thư. Văn Nghệ trẻ chỉ là một tờ báo cắc ké, là “báo con” của tờ Văn Nghệ Việt Nam. Do đó nó được đem ra làm... chiến sĩ xung kích để đánh Nguyễn Xuân Anh. Xong vai trò và trước khi Nguyễn Xuân Anh đòi kiện là nó được Trương Minh Tuấn, Bộ Thông tin- Truyền Thông cho đàn em Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc khai tử.

Mời xem Video: Ai đứng sau báo Văn nghệ trẻ ‘đánh’ bí thư Đà Nẵng: Nguyễn Phú Trọng đã khai chiến với thế lực miền Trung?


Lý do Cục Báo chí đưa ra cho quyết định chấm dứt hoạt động của vannghetre.net hoàn toàn không dính dáng gì đến chuyện biển số xanh đỏ mà là tên miền vannghetre.net không có giấy phép, vi phạm theo điểm B, khoản 3, điều 5, Nghị định 159/2013 của chính phủ. Không lẽ đụng chuyện bây giờ mới biết một bộ phận của Hội Nhà văn hoạt động bất hợp pháp? Điều này cho thấy đây là hành vi cố tình khai tử một con tốt sang sông, một tính toán nhiều thủ đoạn của Trương Minh Tuấn. Trương Minh Tuấn cũng là Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương và là đàn em thân tín với Nguyễn Phú Trọng.

Đứng đằng sau cánh màn nhung để âm mưu ném đá giấu tay, tấn công Nguyễn Xuân Anh phải chăng là đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng?

23.02.2017

Người Quan Sát
DLB