Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Việt Nam và nỗi buồn Starbucks


Việt Nam và nỗi buồn Starbucks

  • 1 giờ trước

Starbucks dự kiến sẽ có thêm nhiều chi nhánh tại Việt Nam

Đã vài tháng kể từ khi Starbucks đặt chân đến Hà Nội trong sự chào đón nồng nhiệt và những đoàn người nối tiếp nhau xếp thành hàng dài.
Thương hiệu này hiện đã có ba chi nhánh đẹp lung linh ở thủ đô và độ thịnh hành của nó vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút. Chắc chắn sẽ có thêm các chi nhánh khác mọc lên trong tương lai, theo lẽ tự nhiên.
Thế nhưng bất chấp sự phấn khích trong giới trẻ yêu cà phê tại Việt Nam, tôi vẫn cảm thấy rất phiền muộn.

Tìm hiểu về thương hiệu

Starbucks là một trong những thương hiệu khổng lồ mới nhất có sự khởi đầu thành công tại thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây.
Từ sau Đổi Mới, Việt Nam đã mở rộng cánh tay chào đón nhiều thương hiệu lớn của Mỹ như KFC, Burger King, chuỗi cửa hàng bánh burger Lotteria của Hàn Quốc, và rất nhiều thương hiệu khác.
Những cửa hàng này, bao gồm các chi nhánh đầu tiên của McDonalds và Starbucks, từng tập trung chủ yếu ở trung tâm thương mại của TP.HCM. Nhưng Hà Nội giờ đây cũng bắt đầu tham gia vào cuộc chơi.
Là một người nước ngoài sống ở thủ đô, tôi nhìn sự xuất hiện của những thương hiệu lớn từ nước ngoài với một chút lo lắng.
Tôi đã chấp nhận một cách miễn cưỡng rằng Burger King và McDonalds mang lại dịch vụ thức ăn nhanh, vốn không dễ tìm thấy ở những nhà hàng khác tại Việt Nam. Nhưng việc có nhiều chi nhánh của Starbucks mọc lên như hiện nay là điều hoàn toàn không cần thiết.
Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ nhì trên thế giới, Việt Nam có một văn hóa cà phê phong phú, với đủ thể loại và kích cỡ được bày bán ở mọi ngóc ngách, nẻo đường. Việc một đối thủ nước ngoài chào bán một sản phẩm giống hệt với giá cao gấp bốn lần là không cần thiết, đặc biệt với hãng có tiểu sử trốn thuế doanh nghiệp như Starbucks.
Điều này không khác nào Pizza Hut xuất hiện ở nước Ý.

Sự pha trộn tốt nhất

Với tôi, một trong những nét duyên dáng nhất trong đời sống thường nhật ở Việt Nam là việc thưởng thức cà phê mỗi ngày (nhiều người đã chán ngấy việc phải nghe tôi giải thích đi, giải thích lại cảm giác thích thú khi thưởng thức cà phê sữa đá vào mỗi sáng mùa hè).
Sự đa dạng, chất lượng đồng đều của hạt cà phê có lẽ là tốt hơn Starbucks, vốn dùng hạt Arabica thay vì hạt Bobusta phổ biến và có vị đắng hơn.
Thế nhưng, điều kỳ lạ là tôi lại thích cảm giác không biết chính xác thức uống tôi vừa gọi sẽ có mùi vị thế nào, như là một trò chơi xổ số vậy.
Đôi khi cà phê dở một cách đáng thất vọng, nhưng đôi khi lại có hương vị rất tuyệt vời.
Hành trình tìm kiếm những quán cà phê ngon nhất ở Hà Nội, Huế hay thành phố Hồ Chí Minh dường như là vô tận.
Tôi cũng tin rằng lời hứa của Starbucks ở trên website về việc thừa nhận di sản cà phê Việt Nam ở các cửa hàng của họ là điều không tưởng.
Tập đoàn này không thể tái hiện lịch sử hoặc không gian tuyệt vời mà bạn có thế cảm nhận được ở một quán cà phê địa phương.
Các quán cà phê của Starbucks cũng chắc chắn sẽ không có gì giống với Café Đinh, một trong những nơi ưa thích nhất của tôi.
Nằm phía trên một tiệm bán ba lô ở Hoàn Kiếm, quán cà phê này đã phục vụ không biết bao nhiêu khách hàng suốt hơn 70 năm qua.
Để tới được đây, trước hết bạn phải lùng ra tiệm bán ba lô (chỉ riêng điều này đã là một thách thức) và sau đó đi qua những bậc cầu thang tối, ẩm ướt để vào một căn phòng nhỏ, đầy khói thuốc.
Những bức chân dung gia đình cũ kỹ lấp đầy các bức tường, tàn thuốc lá, hạt dưa vương vãi trên sàn nhà, nơi đặt đầy những chiếc ghế gỗ nhỏ.
Thức uống tại đây được pha chế và phục vụ bởi một người phụ nữ cao tuổi sống ở đây đã hàng chục năm.
Các khách hàng thường nhanh chân dành lấy chỗ ngồi tốt trên ban công nhìn ra hồ, nơi họ có thể tận hưởng không khí trong lành. Café Đinh thật là tuyệt vời.

Starbucks được nhiều người trong giới trẻ Việt Nam ưa chuộng

Như tất cả mọi người đều biết, những quán cà phê ngon nằm rải rác ở khắp các thành phố tại Việt Nam, với nhiều dáng vẻ đa dạng.
Những năm qua, tôi đã nhấm nháp, thưởng thức cà phê bên cạnh những cảnh tượng kỳ lạ như một bộ giáp sắt, một cây hoa khổng lồ mọc trong nhà, bộ sưu tập những xe đạp cũ hay một căn phòng đầy ắp mèo.
Một trong những điểm ưa thích của tôi tại thành phố Huế, với tên gọi là Café Bee, có hình dáng giống như tổ ong.
Starbucks không bao giờ có thể có những sáng tạo đầy bản sắc và mang tính hài hước như thế.
Dù sao đi nữa, đây cũng là một tập đoàn tự tôn đến nỗi đi kiện một người bán cà phê ven đường ở Thái Lan vì sử dụng tên 'Starbung' và logo giống hãng này.
Những cửa hàng Starbucks của Hà Nội có tiêu chuẩn riêng và rất vệ sinh. Vâng, chúng rất thoải mái và được trang trí rất đẹp. Bạn hẳn là không thể tìm thấy những chiếc ghế nhựa nhỏ ở đây.
Có thể bạn sẽ nghĩ tôi phóng đại, nhưng thật khó để tìm ra cái gọi là 'tâm hồn' ở những nơi như thế.
Việc thiếu vắng sự khác biệt ảnh hưởng đến cả không gian xung quanh. Các cuộc hội thoại trở nên hời hợt hơn trong một không gian tẻ nhạt. Người ta đến đây dường như là để khoe khoang sự giàu có và sành điệu
Mỗi lần tới đây, tôi lại bị vây quanh bởi những con người ăn mặc thời thượng, trên tay cầm những chiếc điện thoại thông minh, ánh mắt dán chặt vào màn hình.
Tôi thừa nhận rằng thói nghiện chụp hình selfie hay trò Candy Crush không chỉ được thể hiện tại mỗi Starbucks, nhưng nó dường như hiện ra rõ hơn tại đây.
Tôi vẫn luôn được bảo rằng đó không phải là mục đích để thưởng thức cà phê tại Việt Nam.
Cốc cà phê là dịp để sẻ chia hy vọng, giải bày lo lắng, bàn bạc những hoài bão và tán chuyện với bạn bè.
Đó là dịp để chia sẻ những câu nói đùa, nhưng đôi lúc, chỉ đơn thuần là cái cớ để lặng ngắm một ngày trôi qua.

Điều gì ở phía trước?

Tôi không nghĩ những quán cà phê độc lập sẽ bị đe dọa, chúng có những khách hàng trung thành riêng cho mình.
Thế nhưng Starbucks đại diện cho sự chuyển mình trong nếp sống văn hóa mà những quán cà phê này phải thích nghi theo.
Một buổi sáng nọ, tôi uống cà phê với chủ cửa hàng Café Đinh, nơi đang gần ngày nâng cấp, tân trang.
Anh chủ kể cho tôi bằng giọng buồn rầu về áp lực phải thay đổi phong cách trang trí – vốn đã được để lại từ nhiều thế hệ trước trong gia đình – để làm chúng lịch sự và thu hút những khách hàng trẻ hơn.
“Tôi được nói là phải sơn tường màu trắng thay vì đủ thứ màu lộn xộn như hiện nay".
"Tôi không muốn làm điều đó chút nào, bởi lâu nay nó đã luôn như vậy".
"Mọi người không nên đến đây chỉ vì nó bắt mắt. Họ đã luôn đến đây để tìm cảm giác thoải mái và tán gẫu về mọi chủ đề trên đời”.
Tôi đã chia sẻ vấn đề này trên Facebook trước khi viết những dòng này, và đã nhận được khá nhiều những phản hồi trái chiều từ bạn bè.
Một số không đồng tình với những lập luận của tôi và ca ngợi sự tiện nghi, sự thoải mái mà Starbucks đem lại.
Một người viết: “Việc chọn nơi uống cà phê là tùy theo quyết định của từng người. Không ai giống nhau cả".
Tôi nghe rất nhiều người nói rằng “Starbucks chẳng phải là cà phê, Starbucks là đồ uống ngọt pha vị cà phê".
Người thì bảo: "Có cần phải bảo thủ như vậy không?".
Có lẽ lý do chính vẫn là: Khi trở lại Anh quốc, tôi bị vây hãm bởi hàng loạt những cái tên như Starbucks, Pret a Mangers, Costa Coffees and Café Neros; tất cả đều cung cấp những sản phẩm y hệt, với giá cả giống nhau.
Ngày nay, các chuỗi quán bar, nhà hàng, hay siêu thị đua nhau mọc lên ở Leeds, Leicester, Liverpool và London.
Tôi cũng đã chứng kiến điều tương tự đang xảy ra ở Singapore, Kuala Lumpur, Bangkok, Manila, và cả TP.HCM.
Và nỗi lo sợ lớn hơn cả của tôi là Hà Nội, nơi chứa đựng những bản sắc không thể đánh mất, sẽ nối tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét