Những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều dẫn liệu cũng như luận cứ nhằm giải ảo cái huyền thoại “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ – lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mà trong suốt nhiều thập niên, nhờ nó, Đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra được quanh mình một vầng hào quang khiến đa phần người dân tin theo. Trước nhất là sự can dự mạnh mẽ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bằng các hình thức viện trợ quân sự và huấn luyện sĩ quan cho lực lượng Việt Minh ; sau nữa là tình trạng thực của Việt Minh sau khi bị đẩy lên núi rừng Việt Bắc. Đoạn phim ngắn dưới đây do hãng Universal Studios quay tại Việt Nam ngày 15 tháng 4 năm 1954, không hẳn sẽ làm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm sự thật lịch sử từ quý độc giả, nhưng tin rằng sẽ gây sự hứng thú để quý vị mở rộng hơn nữa tầm biện luận để chúng ta có được bức tranh lịch sử chân thực nhất. Mọi quan điểm phản hồi mong quý độc giả comment lịch thiệp dưới bài viết, hoặc gửi về hộp thư TTXVA dưới dạng bài viết riêng !
Bức ảnh này chỉ có tính minh họa, không trực tiếp liên hệ tới nội dung bài viết.
Như trong bài viết trước chúng tôi đã nêu, tình thế của lực lượng Việt Minh sau Chiến dịch Nà Sản (1952) thực sự vô cùng bức bách. Tổng chỉ huy lực lượng vũ trang Việt Minh – ông Võ Nguyên Giáp – đã tung vào cụm cứ điểm Nà Sản ba đại đoàn mạnh nhất và chuốc lấy thảm bại, thậm chí không giành được bất cứ triển vọng nào về mặt chiến lược. Bên cạnh đó, những mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ Việt Minh (sự kiện Chỉnh huấn – 1951, ban lãnh đạo kháng chiến không đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu của đồng bào tản cư…) khiến một làn sóng “rentrer” bùng phát trong giai đoạn 1951 – 1952 (mời quý vị đọc lại hồi ký của các nhân vật đã từng trải qua thời kỳ đó : Bùi Tín, Phạm Duy…). Thực tế rõ ràng là, cứ giữ nguyên tình trạng khốn quẫn như vậy thì sẽ không có bất cứ “chiến thắng oanh liệt” nào cả, tổ chức Việt Minh có lẽ tự rã ngũ chỉ trong thời gian ngắn. Bởi vậy, bất cứ ai cũng có thể làm phép suy luận đơn giản : Khi bị dồn tới bước đường cùng, dẫu là ma quỷ thì ban lãnh đạo Việt Minh cũng sẵn sàng cộng tác, miễn thoát khỏi tình trạng này, huống hồ đó là Đảng Cộng sản Trung Quốc – tổ chức mà từ lâu Việt Minh đã có sự quan hệ. Bề ngoài, chính phủ Mao Trạch Đông tỏ ra hào phóng hết thảy các nhu cầu vật chất, nhưng họ ngầm thảo sẵn một kế hoạch lệ thuộc hóa tổ chức Việt Minh, để từ đó gieo rắc tầm ảnh hưởng xuống khu vực Đông Nam Á.
Đã có nhiều kiểm chứng về sự hiện diện của phái đoàn cố vấn quân sự cao cấp Trung Quốc tại Việt Nam (miền Bắc từ giai đoạn Chiến tranh Việt-Pháp và miền Nam trong thời kỳ chiến tranh hai miền), nhưng chưa có bất kỳ dẫn chứng nào cho thấy Trung Quốc can thiệp bằng lực lượng vũ trang chinh quy. Đây thực sự là một thiếu sót cần được các chuyên gia phân tích khắc phục trong tương lai gần, có như vậy mới mô tả được đầy đủ tính chất quốc tế của cuộc Chiến tranh Đông Dương, đồng thời phản ánh rằng nó không thuần túy chỉ là cuộc chiến giữa kẻ xâm lược và người chống xâm lược. Hơn nữa, điều đó sẽ đẩy lùi nguy cơ khiến Việt Nam nổi lên như một trường hợp kỳ dị trong các lĩnh vực sử học, xã hội học, địa chính trị khi mà quốc gia này dường như không tuân theo bất cứ xu thế vận động nào của thế giới – một quốc gia nằm ở nơi giao tranh giữa các thế lực lớn mà có vẻ như chẳng can hệ gì tới những mâu thuẫn đó. Hay phải chăng nước Việt Nam là đảo Bồng Lai, người Việt Nam là tiên ?
Đoạn video mà chúng tôi cung cấp dưới đây nằm trong chương trình Universal-International News, nó có tiêu đề là : “Đông Dương – Phe Đỏ dốc toàn lực khi Đàm phán Geneva cận kề” (Indochina – Reds go all-out as Geneva Parley nears).
Phần thuyết minh :As the fateful Geneva conference approaches, Reds throws everything they have but supply line leading to Dien Bien Phu which has become symbolic of the outcome of the war in Indochina. A Haiphong – Hanoi road is mined. Hanoi and the seaport town of Haiphong form a vital air-sea link to a beleaguered garrison which has now withstood more than a month of sea. Wounded men and damaged equipment are the daily toll as the Reds hammer incessantly at the (…) which is keeping Dien Bien Phu in a fight. Not only is the road under attack, but the paralleling rail line is light nightly in a desperate but (…) effort to knock out the supply route which may spell victory or defeat for the gallant French defenders and which may have an important psychological effect on the conclusion reached at the forthcoming parley at Geneva. (…) efforts keep the railroad in commission as labor battalions toil round the clock to keep rolling stock moving. With the fate of Southeast Asia in the balance, the battle of supply must be won.Trong khi hội nghị Geneva định mệnh đang đến gần, phe Đỏ [Việt Minh] ném tất cả những gì mình có trừ con đường tiếp tế vào Điện Biên Phủ vốn đã trở thành biểu tượng của hậu quả cuộc Chiến tranh Động Dương. Tuyến đường Hải Phòng – Hà Nội bị gài mìn. Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng tạo thành một tuyến đường không-hải huyết mạch đến một đơn vị đồn trú bị vây hãm đã trụ vững hơn một tháng nay. Thương binh và thiết bị hư hỏng là những thiệt hại hàng ngày khi quân Đỏ tấn công liên tiếp khiến Điện Biên Phủ luôn trong tình trạng chiến đấu. Không chỉ đường bộ bị tấn công, mà các tuyến đường sắt cũng bị phá nổ hằng đêm trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm triệt hạ đường tiếp tế, điều có thể báo hiệu chiến thắng hoặc chiến bại cho những binh sĩ Pháp quả cảm và có thể tác động tâm lý quan trọng đến thỏa thuận đạt được trong cuộc đàm phán sắp tới tại Geneva. Những nỗ lực đã giữ cho đường sắt hoạt động khi các tiểu đoàn công binh làm việc vất vả suốt ngày đêm để các đoàn tàu được thông suốt. Với số phận của Đông Nam Á hiện đang ở thế cân bằng, phải chiến thắng trong cuộc chiến hậu cần.
Phần giới thiệu :Chinese soldiers cut the supplies and mine the roads in VietnamChinese soldiers at Indo supply lines in Vietnam. Red Forces walk along a road and cut vital supplies to besiege Dien Bien Phu. Roads leading to the seaport of Haiphong are mined. Smoke rises. Views of damaged equipment and wounded men. Sign of “Ben Yen NH 2cs, Hanoi 28 cs”. Vehicles pass on the highway. Vietnamese men repair railroads which are mined. A train passes after overhauling. Location : Vietnam. Date : April 15, 1954.Lính Trung Quốc cắt đường tiếp tế và gài mìn trên các tuyến đường tại Việt NamLính Trung Quốc ở những tuyến tiếp tế tại Đông Dương. Quân Đỏ đi dọc tuyến đường và cắt nguồn tiếp tế sống còn nhằm bao vây Điện Biên Phủ. Những tuyến đường dẫn tới cảng Hải Phòng bị gài mìn. Khói tỏa khắp nơi. Cảnh những thiết bị hư hỏng và thương binh. Biển chỉ đường ghi “Ben Yen NH, 2 cây số. Hanoi, 28 cây số”. Xe tải chạy trên quốc lộ. Người Việt Nam sửa chữa đường ray bị nổ mìn. Một đoàn tàu chạy qua sau khi sửa xong đường ray. Địa điểm : Việt Nam. Ngày 15 tháng 4, 1954.
Phụ chú :Ben Yen NH : Tức thị trấn Bần Yên Nhân [chính tả cũ : Bần-yên-nhân] (thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên), tuyến đường Hà Nội – Hải Phòng chạy qua Bần Yên Nhân nay được gọi là Quốc lộ 5A. Do tấm biển chỉ đường lỗ chỗ vết đạn nên giới phóng viên Mỹ không đọc được.The Reds, Red Forces : Cách gọi trừu tượng hóa của giới truyền thông quốc tế đối với phong trào cộng sản và các tổ chức thân cộng sản, chúng thậm chí được chấp nhận tại các nước cộng sản. Trong ngữ cảnh của bản tin này, “Reds” là mô tả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tổ chức Việt Minh, “Red Forces” để mô tả Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc hoặc lực lượng vũ trang Việt Minh.
Để kết thúc bài viết này, chúng tôi chỉ nhắn nhủ quý vị rằng : Kể từ bây giờ, người Việt Nam có thể ngưng các hoạt động kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ được rồi !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét