Đại dịch Covid-19 và “hảo ý” của ngài Tập Cận Bình với thế giới
1. Trung Quốc dẹp im tiếng nói và viết lại lịch sử Covid ra sao?
BBC tiếng Việt
NGUỒN HÌNH ẢNH,CHINA NEWS SERVICE
China has celebrated victory over the coronavirus this year
Vào đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc phải đối mặt với hai thách thức lớn; một căn bệnh không rõ đe dọa xé toạc dân số và làn sóng những tiếng nói trên mạng kể cho thế giới chuyện gì đang xảy ra.
Vào cuối năm 2020, điểm qua các phương tiện truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát chi ra rằng dường như cả hai vấn đề trên đều nằm trong tầm kiểm soát.
Phóng viên BBC là Kerry Allen và Zhaoyin Feng cùng ghi nhận lại những người kiểm duyệt trên mạng của chính phủ Trung Quốc, những người đã làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết để ngăn các thông tin tiêu cực, về người dân cố gắng vượt qua Vạn lý tường lửa và cách bộ máy tuyên truyền viết lại câu chuyện.
Những nỗ lực đổ lỗi từ sớm trong bối cảnh làn sóng phẫn nộ trên mạng 'vô tiền khoáng hậu'
NGUỒN HÌNH ẢNH,SINA WEIBO
Các bình luận xuất hiện lặp đi lặp lại trên Weibo chất vấn liệu Trung Quốc có đang trải qua một đợt bùng phát Sars khác hay không
Hồi đầu năm, một điều 'vô tiền khoáng hậu' rõ ràng đang xảy ra. Hàng nghìn tin nhắn đầy phẫn nộ của công chúng xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc, đặt câu hỏi liệu chính quyền địa phương có đang che giấu một loại virus khác giống Sars hay không.Điều này xuất phát từ việc khi đối mặt với thảm họa lớn, chính phủ Trung Quốc thường vất vả phản ứng và các nhà kiểm duyệt cũng chậm chạp trong hành động. Hồi tháng 1 và tháng 2, các cơ quan báo chí đã nhân cơ hội này tung ra các bài điều tra mạnh mẽ, được mạng xã hội chia sẻ rộng.
Sau đó, khi Bắc Kinh đưa ra chiến lược tuyên truyền, các tin tức này đã bị dập tắt.
Việc đổ lỗi đang hướng về nhiều phía. Hồi giữa tháng 1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bất ngờ vắng mặt trên báo chí Trung Quốc. Không thấy ông xuất hiện nơi công cộng và hình ảnh ông biến mất khỏi trang bìa các báo nhà nước truyền thống như Nhân dân Nhật báo. Có nhiều đồn đoán cho rằng ông ấy làm vậy là để tránh bị chỉ trích.
NGUỒN HÌNH ẢNH,PEOPLE'S DAILY
Hình ảnh của Tập Cận Bình thường đóng chiếm trên trang các cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc và ông đã trở nên vắng mặt đáng chú ý
Thế nhưng trong vòng một tuần, mọi việc đã thay đổi nhanh chóng. Các quan chức cấp cao cảnh báo chính quyền địa phương sẽ bị ô danh suốt đời nếu giấu thông tin về các ca nhiễm tại địa phương.
Báo chí và mạng xã hội Trung Quốc cũng chuyển hướng sang đổ lỗi cho chính quyền Vũ Hán, những tờ báo như Tân Kinh Báo (Beijing News) viết các bài xã luận phê phán gay gắt bất thường, đặt câu hỏi: "Tại sao Vũ Hán không cho dân chúng biết sớm hơn?"
Ông Tập sau đó xuất hiện trở lại vào đầu tháng Hai như đầy tự tin vững vàng và mạnh mẽ trong bối cảnh Trung Quốc đang hồi phục.
NGUỒN HÌNH ẢNH,BEIJING NEWS
Các nhật báo trong khu vực chỉ trích các quan chức Vũ Hán vì dịch bùng phát ở những nơi khác, như ở Thượng Hải
Kiểm duyệt gia tăng quanh các bác sĩ
NGUỒN HÌNH ẢNH,SINA WEIBO
Hơn 1 triệu người dùng Weibo đã để lại bình luận trên trang Weibo của Li Wenliang (Lý Văn Lượng) kể từ khi anh qua đời
Trong tình cảnh bối rối, càng rõ ràng hơn rằng tiếng nói của một người đã bị dẹp im ở nơi đáng ra không nên bị.
Bác sĩ Lý Văn Lượng đã được quốc tế biết đến như một bác sĩ lên tiếng "tố giác", người cố gắng cảnh báo các đồng nghiệp về một loại virus giống Sars. Bác sĩ Lý qua đời vào ngày 7 tháng 2 sau khi có thông tin ông bị điều tra về tội "gây rối trật tự xã hội" vì "đưa ra bình luận sai sự thật".
Hơn một triệu người dùng đã truy cập trang Sina Weibo và để lại những thông điệp ủng hộ ông trên trang cá nhân sau khi ông qua đời, được nhiều người gọi là "Bức tường than khóc" của Trung Quốc. Tuy nhiên, các bài đăng đã bị xóa theo định kỳ, trước sự thất vọng của mọi người.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng đã tìm ra những cách đầy sáng tạo để lưu trữ ký ức về ông một cách sống động bằng việc sử dụng biểu tượng cảm xúc, mã Morse và chữ viết cổ của Trung Quốc.
NGUỒN HÌNH ẢNH,FACEBOOK
Người dùng bày tỏ sự tức giận trước cái chết của bác sĩ Lỹ với các cuộc biểu tình đeo khẩu trang
Nhiều người cũng đã viết ra những thông điệp mà họ không thể nói trên mạng bằng việc chúng viết trên khẩu trang. Một xu hướng xuất hiện trên cả Facebook và ứng dụng nhắn tin di động WeChat phổ biến của người dùng viết dòng chữ "Tôi không thể hiểu điều này" trên khẩu trang của họ để phản ứng trước cái chết của bác sĩ Lý.
Các nhà báo 'mất dạng', nhưng xuất hiện bên ngoài Trung Quốc
Trong khi các nhà chức trách đã chính thức công nhận bác sĩ Lý là "liệt sĩ", một số nhà hoạt động nổi cộm khác có thể bị xóa tên khỏi lịch sử chống Covid của nước này.
NGUỒN HÌNH ẢNH,YOUTUBE/SCREENSHOT
Nhà báo công dân Trương Triển bị cầm tù vì đưa tin về Vũ Hán
Trong suốt thời gian bùng phát dịch bệnh ở Vũ Hán, một số nhà báo công dân đã tạo nên ảnh hưởng đáng chú ý trên trường quốc tế, bằng cách vượt qua "Vạn lý tường lửa của Trung Quốc" để đưa tin tức ra khỏi thành phố.
These include Trần Thu Thực, Phương Bân và Trương Triển. Họ thu hút cả hàng trăm nghìn lượt xem trên kênh YouTube cho những video vẽ ra bức tranh chân thực về những gì đang xảy ra ở Vũ Hán.
Tuy nhiên, điều này khiến họ phải trả giá đắt. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo lưu ý rằng tại Vũ Hán, nhà chức trách "đã bắt giữ một số nhà báo vì đưa tin đe dọa đến những tường thuật chính thức về phản ứng của Bắc Kinh". CPJ nói rằng ba người vẫn đang ở trong tù. Và do YouTube bị chặn ở Trung Quốc, rất ít người ở nước này biết được tầm mức ảnh hưởng của chúng.
Những chất vấn cũng được đặt ra về việc liệu một nhà báo đã xuất hiện trở lại có trở thành một phần của chiến dịch tuyên truyền ở nước ngoài hay không.
NGUỒN HÌNH ẢNH, LI ZEHUA/YOUTUBE. Lý Triết Hoa (Li Zehua0 mất tích hai tháng sau lần cuối được bắt gặp xuất hiện ở Vũ Hán
Lý Triết Hoa đã biến mất vào tháng 2 sau khi đăng một video trên YouTube nói rằng anh đang bị cảnh sát truy đuổi trong xe của mình.
Không có tin tức gì về anh ta trong vòng 2 tháng, nhưng sau đó, họ Lý đã đăng một video nói rằng anh đã hợp tác với chính quyền và đã ở trong khu cách ly.
Lý Triết Hoa đã không đăng gì từ dạo đó, và nhiều người đồn đoán rằng anh có thể bị ép để làm video trên.
Những người trẻ phải vật lộn, nhưng tìm được đường hướng mới để lên tiếng
NGUỒN HÌNH ẢNH,SINA WEIBO
Sinh viên la hét từ ký túc xá của họ để phản đối việc bị phong tỏa ở các trường đại học trên khắp đất nước
Kể từ tháng 3, Trung Quốc đã muốn đánh dấu thành công của mình trong việc khắc phục virus corona, nhưng có những bằng chứng đặc biệt cho thấy các nhà kiểm duyệt đã cố gắng nghiền nát bằng chứng về sự bất bình, đặc biệt là ở giới trẻ.
Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng họ muốn tránh một cuộc phong tỏa kiểu Vũ Hán. Tuy nhiên, như South China Morning Post lưu ý, nhiều trường đại học đã tiếp tục thực hiện "phong tỏa trong khuôn viên trường".
Hồi tháng 8, nhiều sinh viên lần đầu tiên trở lại một lớp học. Nhưng nhiều cuộc phản đối đã nổ ra khắp đất nước liên quan đến việc các trường cấp hạn ngạch internet và thời gian tắm, do tình trạng quá tải đột biến. Cũng có nhiều lời phàn nàn về việc các căn tin đại học lợi dụng việc sinh viên phụ thuộc vào đồ ăn tại chỗ nên tăng tiền ăn. Nhiều cuộc tranh luận như vậy sau đó đã bị kiểm duyệt.
Sự tức giận và bất mãn trong giới trẻ Trung Quốc đã khiến nhiều người trong năm nay vượt ra khỏi các nền tảng truyền thông xã hội truyền thống để tìm kiếm tiếng nói chung.
NGUỒN HÌNH ẢNH,SINA WEIBO
Memes về việc người Trung Quốc chuyển sang "NetEmo" khiến chính phủ lo lắng
Trang web tin tức Sixth Tone ghi nhận sự tăng vọt của "NetEmo" trên nền tảng phát trực tuyến âm nhạc, Netease Cloud Music, với những bình luận "tràn ngập" từ giới trẻ Trung Quốc về "trượt kỳ thi, bị người yêu bỏ và ước mơ tan tành".
Trang tin nói rằng nền tảng đã cố gắng "ngăn xu hướng", bằng cách tuyên bố truy quét các bình luận của người dùng mà nó xem là "bịa đặt".
Lịch sử đã được viết lại với những cuốn sách, chương trình truyền hình mới
Trung Quốc cũng đã cố gắng quảng bá một bức tranh tươi sáng cường điệu.
Nhiều người lo ngại rằng The Crown có thể kể một phiên bản không chân thực của lịch sử hoàng gia Vương quốc Anh, nhiều người Trung Quốc quan ngại các cuốn sách và chương trình truyền hình thời kỳ hậu Covid không nói lên chính xác những gì đã xảy ra ở Vũ Hán.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Fang Fang, once an online star, is now accused of spreading a "doomsday narrative"
Nhà văn Trung Quốc Phương Phương đã nhận được nhiều lời khen ngợi vào đầu năm nay vì đã ghi lại cuộc sống của bà ở Vũ Hán, và đem đến một cái nhìn hiếm hoi về nỗi sợ và hy vọng của người dân Vũ Hán.
Tuy nhiên, nhật ký trực tuyến của bà kể từ đó đã khiến bà thành mục tiêu của những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc cực đoan, những người cáo buộc bà đang cố bôi nhọ Trung Quốc và quảng bá "câu chuyện về ngày tận thế".
Các phương tiện truyền thông nhà nước đã tìm cách quảng bá những cuốn sách khác, bao gồm cả những cuốn sách của người nước ngoài sống tại Trung Quốc, để củng cố thông điệp tươi sáng của chính phủ về việc chính quyền xử lý virus.
Trong một số trường hợp, đã có những phản ứng dữ dội khi truyền thông nhà nước chỉ định một lối tường thuật nhất định về việc xử lý ổ dịch ở Vũ Hán.
Điều này được thể hiện rõ vào tháng 9 khi Heroes in Harm's Way, bộ phim truyền hình đầu tiên "dựa trên những câu chuyện đời thực" của những người làm công tác tuyến đầu, đã nhận phản ứng dữ dội vì hạ thấp vai trò của phụ nữ trong đợt bùng phát dịch bệnh.
NGUỒN HÌNH ẢNH,CCTV
Women were angry with one drama's depiction of their pandemic role
Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn so với 'phương Tây sụp đổ, bất ổn'
Rõ ràng là Trung Quốc muốn kết thúc năm 2020 một cách thành công và tốt đẹp.
Ngoài việc nói với các công dân của mình rằng họ đã giành phần lớn chiến thắng trong cuộc chiến Covid-19, Trung Quốc còn muốn nói với thế giới điều đó.
Nhưng Trung Quốc hiện đang tìm cách tách mình khỏi sự dính líu sơ khởi về virus corona, và thúc đẩy ý tưởng rằng thành công của Covid-19 của Trung Quốc có nghĩa là mô hình chính trị của họ hiệu quả hơn phương Tây.
Điều này đã vượt ra ngoài việc kêu gọi chấm dứt các thuật ngữ đã được dung nạp, như "virus Vũ Hán" - mà phương tiện truyền thông của Trung Quốc thậm chí đã sử dụng trong giai đoạn đầu - để đẩy mạnh các gợi ý rằng virus corona thực sự có thể xuất phát từ phương Tây.
Các kênh thông tấn của Trung Quốc đã không từ cơ hội nào trong suốt cả năm để làm bật Hoa Kỳ - và ở một mức độ nào đó là Anh Quốc - trong việc xử lý kém - và cách những điều này đã làm sự chia rẽ trầm trọng thêm.
Điều này đã diễn ra tới một mức mà việc cư dân mạng Trung Quốc gọi Covid-19 là "virus Mỹ" hay "virus Trump" trở thành phổ biến.
Các tờ báo và đài truyền hình Trung Quốc đã chăm chăm chỉ ra thời điểm truyền thông Mỹ trở mặt nhau, cách các chính trị gia đã ưu tiên chi tiêu cho các chiến dịch bầu cử thay vì chăm sóc sức khỏe, và một cuộc bầu cử bê bối, không hồi kết đã dẫn đến sự phân cực chính trị như thế nào.
Nếu có một thông điệp mà Trung Quốc muốn gửi đến vào năm 2021, thì đó là đất nước này đang kết thúc một năm với tinh thần đoàn kết và thịnh vượng, trong khi các nước khác chỉ có thể là sự chia rẽ và bất ổn hơn nữa.
Nguồn: bbc.com/vietnamese
2. Chính sách “Ngoại giao vaccine” thất bại của Trung Quốc
Tôn Thất Bảo Quốc
Ảnh minh họa: Một nhân viên y tế Peru đang tiêm vắc xin Covid-19 do Trung Quốc sản xuất. Ảnh chụp ngày 9/12/2020. AFP
Chiến dịch “ngoại giao khẩu trang” thất bại
Trong giai đoạn đầu đợt bùng phát dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19), Trung Quốc đã gửi các hộp đựng khẩu trang và các thiết bị bảo hộ để hỗ trợ các quốc gia khác đối phó với dịch bệnh. Những mặt hàng này đã đến nhiều các quốc gia khác nhau cùng với hình ảnh của lá cờ Trung Quốc, trong một chiến dịch được gọi bằng cái tên: “ngoại giao khẩu trang”. Đây từng được xem là “cơ hội vàng”để Trung Quốc tái định hình câu chuyện về cách quốc gia này đã có những xử lý sai lầm trong giai đoạn ban đầu của đại dịch, đồng thời là cách để Bắc Kinh khẳng định vị trí lãnh đạo toàn cầu ở thời điểm đặc biệt nhạy cảm.
Tuy nhiên, từ thời điểm đó, chiến dịch “quan hệ công chúng” này đã thất bại. Hàng loạt thông tin về các công ty tư nhân “vô đạo đức” của Trung Quốc bán khẩu trang, các bộ dụng cụ xét nghiệm và máy thở kém tiêu chuẩn chất lượng đã làm hoen ố nỗ lực cải thiện hình ảnh. Và giờ đây, khi việc thử nghiệm vaccine COVID-19 đang gần hoàn tất, Trung Quốc đang có cơ hội thứ hai để sửa chữa hình ảnh trên trường quốc tế và định vị bản thân như một nhân tố không thể thiếu trong giải pháp toàn cầu trước đại dịch COVID-19.
Về lý thuyết, Bắc Kinh có vẻ đang ở vị trí thuận lợi để mở rộng sức mạnh mềm và tầm ảnh hưởng của mình. Với việc kiểm soát được các ca lây nhiễm trong phạm vi biên giới, Trung Quốc có nhiều không gian hơn để phân phối vaccine ra bên ngoài, khác với Mỹ, quốc gia ưu tiên tiêm chủng cho người Mỹ trước. Tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết vaccine của Trung Quốc sẽ là "hàng hóa toàn cầu", và Trung Quốc sau đó đã tham gia Sáng kiến Covax do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hậu thuẫn giúp đảm bảo phân phối công bằng các loại vaccine COVID-19 trên khắp thế giới.
Giáo sư Steve Tsang, làm việc tại Viện SOAS Trung Quốc, London, khẳng định rõ ràng “Bắc Kinh đang cố gắng sử dụng việc cung ứng vaccine để thúc đẩy quyền lực mềm ". Theo ông Tsang, rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào việc quá trình này diễn ra như thế nào, và khó có khả năng vaccine do Trung Quốc sản xuất sẽ được cung cấp miễn phí sau khi hoàn thành các thử nghiệm lâm sàng.
Bắc Kinh chắc chắn đã học được từ những sai lầm trước đó, song chiến dịch "ngoại giao vaccine" có lẽ sẽ không dễ dàng như người Trung Quốc nghĩ.
Trung Quốc sử dụng vaccine như là “quyền lực mềm”
Truyền thông nhà nước Trung Quốc trong tháng này đưa tin rằng khoảng 500 triệu liều vaccine do Trung Quốc sản xuất đã được các quốc gia từng cho phép thử nghiệm mặt hàng này trước đó đặt hàng. Các nước phát triển cũng đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu sản xuất và thu mua vaccine, để lại khoảng trống đáng kể trong tại các nước đang phát triển, thị trường mà giới chuyên gia đánh giá sẽ là nơi mà Trung Quốc tìm cách lấp đầy khoảng trống đó.
Theo Liên minh Vaccine Nhân dân (PVA), một mạng lưới gồm các tổ chức như Tổ chức Ân xá Quốc tế, Oxfam và Global Justice Now, các quốc gia giàu có đã mua gần như tất cả nguồn cung cấp trong năm tới của hai công ty dẫn đầu về phát triển vaccine là Pfizer-BioNTech và Moderna. PVA ước tính 9 trong số 10 người ở 67 quốc gia đang phát triển - như Campuchia, Lào và Pakistan – có rất ít cơ hội được tiêm phòng COVID-19 vào năm tới. Rõ ràng là đối với những quốc gia này, vaccine của Trung Quốc là một “cứu cánh”.
Ngay trong tháng 12, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain đã trở thành hai quốc gia đầu tiên cấp phép đầy đủ cho vaccine do công ty nhà nước Sinopharm Trung Quốc sản xuất, ngay cả trước khi người ta công bố đầy đủ các kết quả thử nghiệm lâm sàng.
Bắc Kinh bác bỏ những thông tin cho rằng họ sử dụng vaccine như một công cụ để tạo ảnh hưởng toàn cầu, đồng thời khẳng định cam kết chia sẻ vaccine với thế giới, song không khó để nhận ra rằng những chính sách về vaccine luôn song hành với các mục tiêu đối ngoại. Tiến sỹ Huang Yanzhong, nhà nghiên cứu cấp cao về y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, New York, cho rằng Bắc Kinh đang nỗ lực thể hiện hình ảnh “một cường quốc hiền lành” cung cấp giải pháp về vaccine cho các nước khó có cơ hội tiếp cận nguồn cung đa dạng, qua đó mở rộng thị phần cho các loại vaccine nội địa tại các nước đang phát triển, do sản phẩm của phương Tây hầu như chỉ mới hướng đến việc phục vụ các thị trường phát triển.
Theo ông Huang, khi nhìn vào các quốc gia mà Trung Quốc muốn ưu tiên tiếp cận vaccine, đa số là các nước đang phát triển và nằm trong Sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Một số thậm chí còn được coi là những quốc gia quan trọng chiến lược đối với Bắc Kinh, như Pakistan hay Indonesia.
Thiếu minh bạch trong các vấn đề khoa học về sản xuất vaccine
Có một thực tế là sự “khan hiếm dữ liệu” về các loại vaccine tiềm năng của Trung Quốc đang gây không ít lo ngại. Cả Pfizer và Moderna đều công bố rằng vaccine của họ có hiệu quả khoảng 95%, trong khi vaccine do Đại học Oxford và AstraZeneca sản xuất có hiệu quả lên tới 90%. Trong khi đó chưa có bất kỳ loại vaccine nào của Trung Quốc công bố dữ liệu sơ bộ chính thức từ các thử nghiệm giai đoạn ba.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuyên bố khoảng 1 triệu người Trung Quốc đã được tiêm vaccine thử nghiệm theo phác đồ sử dụng khẩn cấp mà không có bất kỳ phản ứng phụ nào. Tuy nhiên, nếu không có dữ liệu minh bạch về vaccine, Bắc Kinh sẽ khó có thể khơi dậy lòng tin vào những gì nước này cung cấp.
Hàng loạt vụ bê bối vaccine trước đây ở Trung Quốc đã làm mất niềm tin trên toàn cầu, chẳng hạn như vụ việc năm 2018, khi một nhà sản xuất vaccine hàng đầu bị phát hiện đã sản xuất vaccine phòng dại với các sản phẩm hết hạn sử dụng. Theo Tiến sỹ Huang, vaccine do Trung Quốc sản xuất không có “danh tiếng tốt” ở các nước phát triển, và với hồ sơ trong nước cũng không mấy sáng sủa, rõ ràng nhiều quốc gia có lý do để hoài nghi sản phẩm từ Trung Quốc.
Nói một cách đơn giản, để có thể thúc đẩy quyền lực mềm, vaccine của Trung Quốc phải được chứng minh là có hiệu quả và có căn cứ khoa học xác đáng.
Thủ tướng Hun Sen cho biết Campuchia sẽ đặt hàng lô vắc xin Covid-19 đầu tiên thông qua sáng kiến COVAX nhưng ông không chọn vắc xin của Hãng Sinovac từ Trung Quốc.
Ông Hun Sen nói ông chỉ tin tưởng và chấp nhận các loại vắc xin đã được WHO phê duyệt. "Campuchia không phải thùng rác và không phải là nơi để thử nghiệm vắc xin”.
Dùng vaccine để đổi lấy các lợi ích chính trị
Theo nhà nghiên cứu Lye Liang Fook, làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore (ISEAS Yusof Ishak), nhiều ý kiến lo ngại rằng chiến dịch vaccine Trung Quốc có thể sẽ đem đến những tác động rất lớn trong khu vực.
Việc phụ thuộc vào vaccine của Trung Quốc có thể khiến các quốc gia phải hạ thấp giọng điệu chỉ trích Trung Quốc khi nói đến đến các xung đột lãnh thổ. Ông Lye chỉ ra rằng nhiều nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Malaysia, Philippines và Indonesia đã có ý thức về việc không chỉ dựa vào vaccine do Trung Quốc sản xuất, và xúc tiến việc ký thỏa thuận với nhiều công ty khác như Pfizer, AstraZeneca và Viện Gamaleya của Nga.
Nhiều người còn lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng việc cung cấp vaccine làm đòn bẩy nhằm đạt được các mục tiêu địa chính trị trong khu vực, hoặc cắt nguồn cung cấp nếu bất đồng nảy sinh. Căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và Canada được cho là lý do khiến chính quyền Trung Quốc cản trở công ty CanSino Biologics, có trụ sở tại Thiên Tân, vận chuyển vaccine thử nghiệm đến Canada vài tháng trước đây.
Khoảng trống miễn dịch
Những lo ngại không dừng ở đó. Một số chuyên gia, trong đó có Tiến sỹ Huang nhận định rằng chương trình tiêm chủng vaccine rộng rãi được tiến hành tại các nước phương Tây như Mỹ và Anh trong tháng 12 này có thể đặt ra thêm những sức ép đối với Bắc Kinh để nước này ưu tiên vaccine cho người dân trong nước. Người ta đã nhắc đến khả năng về một "khoảng trống miễn dịch", khi các quốc gia phương Tây đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng trước Trung Quốc, có nghĩa là các quốc gia này sẽ có thể trở lại trạng thái bình thường, trong khi Bắc Kinh sẽ phải duy trì các biện pháp kiểm soát chặt chẽ với chi phí kinh tế đáng kể.
Theo Tiến sỹ Huang, điều này không chỉ là tiêu cực về mặt dịch tễ học đối với Trung Quốc, mà còn nguy hiểm về mặt chính trị, bởi Trung Quốc sẽ không còn có thể chỉ ra sự kém hiệu quả của các nước phương Tây trong việc xử lý sự bùng phát dịch bệnh để nhằm “thể hiện tính ưu việt của hệ thống chính trị” của mình.
Các cơ quan y tế cho biết Trung Quốc có thể sản xuất khoảng 610 triệu liều vaccine trong năm nay và 1 tỷ liều nữa vào năm sau, nhưng khoảng 500 triệu liều vaccine đã được chuẩn bị để chuyển ra nước ngoài.
Nếu muốn đi trước các nước phương Tây trong việc đạt được miễn dịch cộng đồng, Trung Quốc có thể sẽ phải đánh đổi bằng cam kết đưa ra trước đó với các nước đang phát triển.Tiến sỹ Huang cho rằng nếu không cung cấp đủ số lượng vaccine như đã cam kết, hình ảnh của Bắc Kinh sẽ càng hoen ố. Đây là một tình thế khó xử mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong tương lai gần.
Việt Nam né tránh vaccine từ Trung Quốc?
Theo các số liệu chính thức, Chính phủ Việt Nam đã chi gần 780 triệu USD để kiềm chế dịch COVID-19 và khắc phục hậu quả kinh tế của đại dịch, nhờ vậy mà kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi nhanh hơn so với các nước khác.
Báo chí trong nước cũng cho biết Việt Nam chính thức thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 trên người từ ngày 10/12, ban đầu là thử nghiệm trên khoảng 20 tình nguyện viên. Vaccine được thử nghiệm là của công ty Nanogen, sử dụng công nghệ tái tổ hợp protein.
Tính đến thời điểm hiện tại, có 3 nhà sản xuất vaccine COVID-19 đóng tại Việt Nam là Viện Vaccine và sinh phẩm Y tế (IVAC), Công ty TNHH một thành viên vaccine và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Công ty Công nghệ sinh học Dược (NANOGEN) đã hoàn thiện quy trình sản xuất quy mô phòng thí nghiệm. IVAC và VABIOTECH hiện đang đánh giá tính an toàn, tính miễn dịch của vaccine trên động vật. Riêng NANOGEN đã hoàn thành giai đoạn đó và chuẩn bị sẵn sàng để tiến tới thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.
Về khả năng của Việt Nam mua vaccine từ nước ngoài, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh vaccine toàn cầu đã thành lập chương trình gồm 92 nước và vùng lãnh thổ tham gia, với tham vọng cung cấp vaccine giá rẻ cho 20% số người trên thế giới. Tuy nhiên, chưa công ty nào cam kết bán vaccine cho Liên minh, trong khi Việt Nam cũng chưa tham gia Liên minh này.
Tháng 8 vừa qua, Việt Nam thông báo đã đăng ký mua từ 50-150 triệu liều vaccine của Nga. Việt Nam cũng dự định sẽ mua vaccine từ Anh, nơi mà Việt Nam có ký đối tác tham gia phát triển một vaccine nội địa với trường Đại học Bristol. Việt Nam cũng đang làm việc với các đối tác khác, kể cả Trung Quốc. Tuy nhiên, theo lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc mua vaccine trực tiếp từ các nước là rất khó khăn, vì trong bối cảnh mà cả thế giới đang cần đến vaccine, chính phủ nước nào muốn mua đều phải “đặt cọc” trước và rủi ro về tài chính rất cao.
Nhiều người đặt ra khả năng Việt Nam mua vaccine từ Trung Quốc, trong thông báo chính thức, chính phủ Việt Nam cũng không loại trừ khả năng mua vaccine từ Trung Quốc. Tuy nhiên, một bác sĩ Việt Nam khi trả lời báo chí đã cho biết: “nếu được lựa chọn, các bệnh viện ở Việt Nam sẽ không mua vaccine Trung Quốc. Tâm lý người Việt từ xưa tới nay là không tin tưởng Trung Quốc, đặc biệt khi liên quan tới sức khỏe. Điều lạ là dù người Việt vẫn dùng thuốc Đông Y Trung Quốc thì trong các bệnh viện, tuyệt nhiên không có bất kỳ một loại thuốc tây y nào của Trung Quốc nằm trong danh mục thuốc khám chữa bệnh.”
Tuy người dân Việt Nam rất “dị ứng” đối với chất lượng của hàng hoá Trung Quốc, đặc biệt là vaccine. Chưa kể Việt Nam và Trung Quốc vốn đang có những căng thẳng khi Trung Quốc đang có những hành động hung hăng ngoài biển Đông, với ý đồ không giấu diếm là độc chiếm biển Đông, trong đó có cả các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam và các thực thể trên biển Đông mà Việt Nam khẳng định chủ quyền.
Chính vì vậy, chính quyền Việt Nam phải hết sức thận trọng khi muốn tìm mua vaccine từ Trung Quốc khi cả chất lượng của vaccine cũng như ý đồ chính trị của Trung Quốc trong vấn đề vaccine sẽ mang đến đầy bất trắc cho Việt Nam.
Nguồn: rfa.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét